Điều
24. Hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí 1. Phạt cảnh cáo đối với
hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế;
thời hạn nộp tiền phí, lệ phí. 2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần
số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp
phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng. Điều
43. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí 1. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000
đồng. c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 25 Nghị định này. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến
25.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều
27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị
định này. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến
50.000.000 đồng. c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều
27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị
định này. 4. Công chức Thuế đang thi
hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng. 5. Đội trưởng Đội Thuế có
quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 2.500.000
đồng. 6. Chi cục trưởng Chi cục
Thuế có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến
25.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26;
Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6
Điều 32 Nghị định này. 7. Cục trưởng Cục Thuế có
quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến
50.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26;
Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6
Điều 32 Nghị định này. 8. Tổng cục trưởng Tổng cục
Thuế có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến
50.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26;
Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6
Điều 32 Nghị định này. 9. Thanh tra viên, người
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có
quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 500.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25. 10. Chánh Thanh tra sở và
các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến
25.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26;
Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6
Điều 32 Nghị định này. 11. Chánh Thanh tra bộ, cơ
quan ngang bộ và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến
50.000.000 đồng; c) Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26;
Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6
Điều 32 Nghị định này. Ngoài những người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, những người có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của
Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà
phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh
vực do mình quản lý thì có quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm
hành chính. |