Luật Phòng, chống tham nhũng Điều
3. Các hành vi tham nhũng 1. Tham ô tài sản. 2. Nhận hối lộ. 3. Lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản. 4. Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 5. Lạm quyền trong khi thi
hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. 6. Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. 7. Giả mạo trong công tác
vì vụ lợi. 8. Đưa hối lộ, môi giới hối
lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của
cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. 9. Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. 10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi. 11. Không thực hiện nhiệm
vụ, công vụ vì vụ lợi. 12. Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can
thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Điều
4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng 1. Mọi hành vi tham nhũng
đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh. 2. Người có hành vi tham
nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Tài sản tham nhũng phải
được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi
thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật. 4. Người có hành vi tham
nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại
do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng
thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc
miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 5. Việc xử lý tham nhũng
phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật. 6. Người có hành vi tham
nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi
tham nhũng do mình đã thực hiện. Điều
5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn 1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây: a) Tổ chức thực hiện văn bản
quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; b) Tiếp nhận, xử lý kịp thời
báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng; c) Bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng; d) Chủ động phòng ngừa,
phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực
hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát
hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng. 2. Người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau
đây: a) Chỉ đạo việc thực hiện
các quy định tại khoản 1 Điều này; b) Gương mẫu, liêm khiết;
định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình
trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi
tham nhũng; c) Chịu trách nhiệm khi để
xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ
trách. 3. Người có chức vụ, quyền
hạn có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện nhiệm vụ,
công vụ đúng quy định của pháp luật; b) Gương mẫu, liêm khiết; chấp
hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng
xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; c) Kê khai tài sản theo
quy định của Luật này và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của
việc kê khai đó. |