Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong PCCC từ 01/7/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong PCCC từ 01/7/2025.

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong PCCC từ 01/7/2025 (Hình từ internet)

Ngày 15/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong PCCC từ 01/7/2025

Theo Điều 37 Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phòng cháy chữa cháy như sau: 

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định từ Điều 6 đến Điều 28 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 Nghị định 106/2025/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vì vi phạm hành chính quy định từ Điều 6 đến Điều 28 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 Nghị định 106/2025/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 

- Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 14, 15, 16, 21; tại các điểm a, c khoản 1, điểm a, c khoản 2 Điều 20 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 32 Nghị định 106/2025/NĐ-CP trong phạm vi, lĩnh vực mình quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Người có thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6, 7, 10, 11, 20, 21, 22, 25 và Điều 27 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 33 Nghị định 106/2025/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Người có thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11, 16, 20, 21 và Điều 22 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định 106/2025/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 

- Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 Nghị định 106/2025/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đổi với các hành vi vi phạm quy định từ Điều 6 đến Điều 28 Nghị định 106/2025/NĐ-CP theo thẩm quyền quy định tại Điều 36 Nghị định 106/2025/NĐ-CP và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 

- Việc phối hợp giữa các cơ quan khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong PCCC từ 01/7/2025

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong PCCC được quy định tại Điều 5 Nghị định 106/2025/NĐ-CP như sau: 

(1) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là 01 năm.  

(2) Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cung cấp được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

Quá thời hạn nêu trên mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm không ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không còn giá trị sử dụng. 

(3) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; 

- Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; 

- Đối với các hành vi vi phạm được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận hành vi vi phạm.

(4) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản (3) trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

- Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 106/2025/NĐ-CP được tính từ ngày bàn giao công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông theo quy định;

- Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 18 Nghị định 106/2025/NĐ-CP được tính từ ngày công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông chấm dứt hoạt động. 

(5) Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ các hồ sơ, tài liệu có liên quan để xác định thời điểm tính thời hiệu xử phạt theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và các quy định pháp luật khác có liên quan. 

 

17

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác