Công văn 4380: Yêu cầu hoàn thiện pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng

Sau đây là bài viết có nội dung về việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng được yêu cầu tại Công văn 4380/VPCP-V.I năm 2025.

Công văn 4380: Yêu cầu hoàn thiện pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng

Công văn 4380: Yêu cầu hoàn thiện pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng (Hình từ Internet)

Ngày 19/5/2025, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 4380/VPCP-V.I về việc rà soát, hoàn thiện pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng.

Công văn 4380/VPCP-V.I 

Công văn 4380: Yêu cầu hoàn thiện pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng

Theo đó, xét theo báo cáo của Bộ Công Thương tại Văn bản 1989/BCT-CT năm 2025; kiến nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Văn bản 261/BVHTTDL-DLQGVN năm 2025), Bộ Tư pháp (Văn bản 504/BTP-PLDSKT năm 2025) về Kế hoạch rà soát pháp luật và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo liên quan đến kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng được quy định cụ thể tại Công văn 4380/VPCP-V.I năm 2025 như sau:

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và một số cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch rà soát pháp luật có liên quan đến quản lý hoạt động của loại hình kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng bảo đảm nội dung đầy đủ, khả thi, phản ánh đúng thực tiễn.

Sau khi rà soát xong, việc kiến nghị đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý hoạt động của loại hình kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng sẽ thực hiện theo ngành, lĩnh vực thuộc các Bộ, ngành được giao quản lý.

- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành (có kiến nghị đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động của loại hình kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng) lập Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về loại hình kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng để trình cấp thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện theo kế hoạch do Bộ Công Thương đề xuất.

Văn phòng Chính phủ trân trọng thông báo đến Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan biết, thực hiện.

Cung ứng dịch vụ là gì? Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng dịch vụ như thế nào?

Theo đó, cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. (Theo khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 2005)

Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Thương mại 2005 như sau:

Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm việc tạm thời cấm cung ứng hoặc sử dụng đối với một hoặc một số loại dịch vụ hoặc các biện pháp khẩn cấp khác đối với một hoặc một số thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định.

Xem thêm tại Công văn 4380/VPCP-V.I ban hành ngày 19/5/2025.

24

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác