Chủ tịch UBND cấp huyện không có quyền xử phạt VPHC lĩnh vực PCCC theo Nghị định 106/2025

Sau đây là bài viết có nội dung về chủ tịch UBND cấp huyện không có quyền xử phạt VPHC lĩnh vực PCCC được quy định trong Nghị định 106/2025/NĐ-CP.

Chủ tịch UBND cấp huyện không có quyền xử phạt VPHC lĩnh vực PCCC theo Nghị định 106/2025

Chủ tịch UBND cấp huyện không có quyền xử phạt VPHC lĩnh vực PCCC theo Nghị định 106/2025 (Hình từ Internet)

Ngày 15/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 

Nghị định 106/2025/NĐ-CP

Chủ tịch UBND cấp huyện không có quyền xử phạt VPHC lĩnh vực PCCC theo Nghị định 106/2025

Theo đó, tại Điều 30 Nghị định 106/2025/NĐ-CP thì Chính phủ đã quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Üy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:

(1) Chủ tịch UBND cấp xã có quyền

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 106/2025/NĐ-CP;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng

1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu”

(2) Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

- Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 106/2025/NĐ-CP

Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

3.. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:

a) Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Các biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.”

Như vậy tại Điều 30 Nghị định 106/2025/NĐ-CP quy định về  thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Üy ban nhân dân các cấp thì Chính phủ đã không cố quy định về thẩm quyền Chủ tịch UBND cấp huyện trong xử phạt VPHC lĩnh vực PCCC.

Quy định mới về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được quy định tại Điều 5 Nghị định 106/2025/NĐ-CP như sau:

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là 01 năm.

- Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cung cấp được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Quá thời hạn nêu trên mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm không ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không còn giá trị sử dụng.

- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

+ Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

+ Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

+ Đối với các hành vi vi phạm được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận hành vi vi phạm.

- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 106/2025/NĐ-CP trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

+ Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 106/2025/NĐ-CP được tính từ ngày bàn giao công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông theo quy định;

+ Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 18 Nghị định 106/2025/NĐ-CP được tính từ ngày công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông chấm dứt hoạt động.

- Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ các hồ sơ, tài liệu có liên quan để xác định thời điểm tính thời hiệu xử phạt theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Xem thêm tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2025. 

38

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác