Thủ tục thành lập văn phòng công chứng theo Nghị định 104

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về thủ tục thành lập văn phòng công chứng.

Thủ tục thành lập văn phòng công chứng theo Nghị định 104/2025/NĐ-CP

Thủ tục thành lập văn phòng công chứng theo Nghị định 104/2025/NĐ-CP (Hình từ internet)

Thủ tục thành lập văn phòng công chứng theo Nghị định 104/2025/NĐ-CP

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 104/2025/NĐ-CP ngày 15/5/2025 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng 2024.

Trong đó, tại Điều 19 Nghị định 104/2025/NĐ-CP có quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập Văn phòng công chứng như sau:

- Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng bao gồm các giấy tờ sau đây:

+ Đề án thành lập Văn phòng công chứng, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện đề án thành lập Văn phòng công chứng; giá trị và tỷ lệ góp vốn, xác định thời hạn góp vốn trước ngày Văn phòng công chứng nộp hồ sơ đăng ký hoạt động đối với Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh; thông tin về vốn đầu tư của Trưởng Văn phòng công chứng đối với Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;

+ Quyết định bổ nhiệm của các công chứng viên hợp danh dự kiến và dự thảo Điều lệ Văn phòng công chứng đối với Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh; quyết định bổ nhiệm của công chứng viên dự kiến làm Trưởng Văn phòng công chứng đối với Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;

+ Giấy tờ chứng minh đã hành nghề công chứng từ đủ 02 năm trở lên đối với công chứng viên dự kiến làm Trưởng Văn phòng công chứng.

Giấy tờ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định 104/2025/NĐ-CP là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử.

Dự thảo Điều lệ Văn phòng công chứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Nghị định 104/2025/NĐ-CP gồm các nội dung chủ yếu sau:

Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng; họ và tên, địa chỉ liên lạc của các công chứng viên hợp danh; tổng vốn điều lệ, tài sản góp vốn, giá trị và tỷ lệ góp vốn của các công chứng viên hợp danh; quyền và nghĩa vụ của các công chứng viên hợp danh; cơ cấu tổ chức của Văn phòng công chứng, quyền và nghĩa vụ của Trưởng Văn phòng công chứng và các công chứng viên hợp danh còn lại; nguyên tắc trả lương, thu nhập; nguyên tắc giải quyết tranh chấp; thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ.

- Công chứng viên đủ điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Luật Công chứng 2024 lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 104/2025/NĐ-CP, nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến trên môi trường điện tử về Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng dự kiến đặt trụ sở.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp và hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Trường hợp thông tin trong hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng chưa đầy đủ, chưa thống nhất, Sở Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung, làm rõ. Thời hạn quy định tại khoản này được tỉnh từ ngày Sở Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận được kết quả bổ sung, làm rõ thông tin.

>>Xem thêm: Đã có Nghị định 104/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng 2024.

Nguyễn Tùng Lâm

12

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác