
Quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc từ ngày 01/7/2025 (Hình ảnh từ Internet)
Ngày 15/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2025/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
 |
Nghị định 105/2025/NĐ-CP |
Quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc từ ngày 01/7/2025
Cụ thể, tại Điều 35 Nghị định 105/2025/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:
- Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII kèm theo Nghị định 105/2025/NĐ-CP phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở, trừ cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh, trật tự. Khuyến khích các cơ sở khác mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Đối với cơ sở có tài sản thuộc danh mục bí mật nhà nước, tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý nhà nước thì doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về an ninh, an toàn, bảo mật trong quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
- Mức trích nộp từ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong năm tài chính là 2% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề.
- Việc quản lý nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực hiện theo quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và quy định pháp luật có liên quan.
- Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được sử dụng cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:
+ Chi hỗ trợ mua sắm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: tối đa không quá 65% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Việc mua sắm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
+ Chi hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Nội dung và mức chi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền, kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, điều tra, xử lý vụ cháy, huấn luyện nghiệp vụ về chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; thực hiện kiểm tra, giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở: tối đa không quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính. Nội dung chi, mức chi thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành;
+ Chi hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: tối đa không quá 5% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.
Xem thêm Nghị định 105/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
69
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN