Đã có Nghị định 106 2025 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực PCCC

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 106 2025 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực PCCC.

Đã có Nghị định 106 2025 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực PCCC

Đã có Nghị định 106 2025 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực PCCC

Đã có Nghị định 106 2025 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực PCCC

Ngày 15/5/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 106/2025/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực PCCC.

Theo Điều 2 Nghị định 106/2025/NĐ-CP, đối tượng áp dụng xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực PCCC gồm:

(1) Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi lãnh thổ, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

(2) Tổ chức nêu trên bao gồm:

- Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp:

- Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác và các đơn vị phụ thuộc Hợp tác xã;

- Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tự trong nước, nhà đầu tư nước ngoài (trừ cá nhân) và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

- Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Thương mại;

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

- Cơ quan nhà nước

- Đơn vị sự nghiệp;

- Ban Quản trị nhà chung cư hoạt động theo mô hình ban quản trị, có tư cách pháp nhân;

- Tổ chức được giao trực tiếp quản lý cơ sở theo quy định tại Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

- Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

(3)  Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Nghị định này.

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực PCCC

Theo Điều 3 Nghị định 106/2025/NĐ-CP, hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả gồm:

- Các hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền.

- Các hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép là văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy từ 06 tháng đến 12 tháng.

- Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bao gồm:

+ Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

+ Các biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP.

Mức phạt tiền trong lĩnh vực PCCC và cứu hộ cứu nạn

Theo Điều 4 Nghị định 106/2025/NĐ-CP, mức phạt tiền trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm:

- Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân đến 50.000.000 đồng. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

- Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính.

Xem thêm tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2025.

Lê Quang Nhật Minh

180

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác