
Phương
tiện tham gia giao thông chủ yếu của người dân Hà Nội vẫn là xe máy.Ảnh: KỲ ANH
Hiệu quả không cao
Tại kỳ họp thứ 16 HĐND TPHCM
khóa VIII, các ĐB đã không thông qua tờ trình số 6123 về thu phí xe gắn máy.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cùng nhiều ĐB rất băn khoăn vì ngay cả
các TP lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, sau 2 năm thực hiện cũng chỉ đạt 30 -
50% chứ chưa có địa phương nào thu đủ như dự kiến. Đơn cử tại TP.Cần Thơ, toàn
TP có trên 570.000 xe, tuy nhiên đến cuối tháng 11.2014 chỉ thu được 8,5 tỉ
đồng, đạt khoảng 43% so với kế hoạch đề ra. Nếu ứng với số lượng xe hiện tại
thì số chủ xe nộp phí sử dụng đường bộ năm 2014 chỉ đạt 20%.
Theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính, UBND cấp các xã/phường là đơn vị trực tiếp đứng ra thu phí xe máy. Các
tỉnh, thành trên cả nước đang thực hiện theo cách này. UBND TP cũng đề xuất
giao cấp phường/xã thu phí. Về cách triển khai này, nhiều ĐB cho rằng, cách làm
này tốn nhiều chi phí mà hiệu quả thì không cao. Như vậy, cấp phường/xã sẽ đến
từng hộ dân đề nghị kê khai số xe để làm cơ sở yêu cầu đóng phí chứ không thể
căn cứ vào danh sách từ phía công an. “Các cán bộ địa phương phải đến từng nhà
để kê khai rồi thu phí thì nặng nề quá, toàn bộ bộ máy chính trị phải tập trung
vào việc làm này, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao” - ĐB Trần Quang
Thắng nhận định.
Những ý kiến của các ĐB là
thực trạng của TP.Hà Nội khi trải qua hai năm thu phí bảo trì đường bộ với xe
máy. Thực tế, Hà Nội đã triển khai và cũng đã bộc lộ nhiều bất cập như người
thu phí là tổ trưởng dân phố, công an xã tỏ ra lúng túng khi người dân không
nộp.
Sao vẫn quyết thu?
Liên quan đến việc thu phí
sử dụng đường bộ đối với xe máy, ông Ngô Doãn Cương (Chủ tịch UBND phường Thổ
Quan, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: Nếu như trong năm 2013, UBND phường thu
được 180 triệu đồng tiền phí sử dụng đường bộ đối với xe máy của các hộ dân
trên địa bàn phường thì năm 2014, con số này chỉ còn khoảng 150 triệu đồng.
Ông Cương nêu thực trạng,
đối với các loại phí khác như phí đất phi nông nghiệp hay những khoản đóng góp
theo quy định thì người dân đều rất nghiêm chỉnh chấp hành, riêng với phí sử
dụng đường bộ đối với xe máy, đa phần người dân đều không muốn đóng. “Họ cho
rằng không đóng thì cũng chẳng sao, chẳng ai kiểm tra, xử phạt. Ngay cả lực
lượng CSGT khi tiến hành xử phạt cũng không yêu cầu “trưng” tờ biên lai đã đóng
phí. Bởi vậy, khả năng cao là năm 2015 thì khoản thu từ phí trên sẽ còn sụt
giảm nhiều so với năm 2014” - ông Cương chia sẻ.
Đáng chú ý, tại nhiều phường
trên địa bàn thành phố Hà Nội, số tiền thu trong năm 2014 từ phí sử dụng đường
bộ đối với xe máy sụt giảm mạnh so với năm 2013. Điển hình như ở phường Quốc Tử
Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), nếu như năm 2013 số tiền thu được là 149 triệu
đồng thì cả năm 2014, số tiền này chỉ thu được hơn 6 triệu đồng. Lý giải về
nguyên nhân sụt giảm trên, ông Lê Ngọc Tú - Chủ tịch UBND phường Quốc Tử Giám -
cho biết: Những người được giao đi thu tiền đã phản ánh lại cho chúng tôi rằng,
người dân thẳng thừng từ chối việc đóng phí sử dụng đường bộ, bởi họ cho rằng
việc đóng này chẳng có giá trị gì, không đóng chẳng bị xử lý.
Trong khi Hà Nội triển khai
không hiệu quả việc thu phí và trước phản ứng của các đại biểu HĐND TP cho rằng
thu phí xe máy là không hợp lý, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín cũng
nhìn nhận, việc triển khai thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối
với xe máy có nhiều bất cập, UBND TP đã 3 lần gửi văn bản báo cáo Chính phủ.
Tuy nhiên gần đây, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ra văn bản báo cáo Thủ tướng,
trong đó có đề cập việc TP chưa thực hiện việc thu phí xe máy. Phó Chủ tịch
Nguyễn Hữu Tín cho biết, hiện cả nước chỉ còn TPHCM là chưa thu phí đường bộ
đối với xe gắn máy, nên liên tục bị trung ương nhắc nhở.
Chiều 26.12, tại buổi họp
báo định kỳ, trả lời phóng viên các báo đài liên quan việc thu phí sử dụng
đường bộ đối với xe máy trên địa bàn TPHCM, ông Võ Văn Luận - Chánh Văn phòng
UBND TP - cho rằng, TPHCM không mặn mà với chủ trương của Chính phủ trong việc
thu loại phí này, vì nhận thấy người dân đang chịu quá nhiều sức ép từ các
khoản thu. Chính vì lý do đó mà mấy năm qua TPHCM cứ nấn ná mãi. Tuy nhiên,
theo ông Luận, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã triển khai thực hiện thì TPHCM
không thể không thu.
LÊ
TUYẾT - PHI LONG - THÔNG CHÍ
Theo
Lao động
Nhiều
khâu, nhiều bất cập Theo cán bộ Chi cục Thuế
Tây Hồ (Hà Nội), ban đầu tổ trưởng tổ dân phố (TDP) đi thống kê các nhà trong
TDP xem có bao nhiêu xe và phân loại xe để thực hiện công tác thu phí. Sau
đó, tổ trưởng TDP đi thu từng nhà, báo cáo phường số liệu thu, nhận chứng từ
thu ở phường rồi về gửi cho các hộ gia đình đã nộp. Về hình thức thanh toán:
UBND các phường đến chi cục thuế nhận chứng từ thu phí và về triển khai thu
phí ở phường. Hằng tuần và hết tháng,
phường tổng hợp số thu dựa trên số chứng từ xuất ra trong tháng rồi đến cơ
quan thuế thanh toán biên lai, đến kho bạc nộp tiền vào NSNN.Tổng số tiền thu
được sẽ trích 90% vào ngân sách thành phố, 10% còn lại sẽ được trích vào ngân
sách của UBND phường (chi trả vào việc tổ chức thu phí đường bộ tại phường,
cho tổ trưởng tổ dân phố). Đại diện Chi cục Thuế Tây
Hồ khẳng định, việc thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy quá nhiều khâu,
nhiều cấp dẫn đến các bất cập trong việc thu phí: Khó lập được danh sách của
từng hộ gia đình trên địa bàn một cách chính xác. Về chế tài người nộp, nếu
người nào chấp hành tốt thì thu, người không chấp hành thì để lại. Do đó, vấn
đề này không đảm bảo sự công bằng. Để giải quyết việc này, nên đưa phí vào
giá xăng dầu thì sẽ hợp lý hơn. THÀNH AN |
10,986
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN