Điều 11 Nghị
định 34/2013 của Chính phủ về quản
lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, quy định rõ: “Nhà ở công vụ chỉ được
dùng để bố trí cho các đối tượng có đủ điều kiện thuê để ở trong thời gian đảm
nhận công tác; khi người thuê hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến
nơi ở khác hoặc nghỉ công tác thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước”. Tuy
nhiên, theo tìm hiểu của Pháp Luật TP.HCM,hiện có tình trạng nhà
ở công vụ bị “chiếm dụng” theo nhiều cách.
Đã về hưu nhưng
vẫn giữ nhà công vụ
Khu nhà ở công vụ Hoàng
Cầu (61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, TP Hà Nội) có 80 căn hộ được đưa
vào sử dụng từ năm 2000. Theo tìm hiểu của chúng tôi, có không ít trường hợp
mặc dù cán bộ đã về hưu rồi, họ vẫn giữ lại nhà công vụ này cho con cháu, người
thân quen ở hoặc tiếp tục ở, thậm chí nhiều nhà khóa cửa để đó. Đơn cử như các
trường hợp:
- Ông Hồ Xuân Hùng nguyên
là cán bộ cao cấp của Văn phòng Chính phủ được giao căn hộ 302, dãy nhà B2. Ông
Hùng đã nghỉ hưu nhưng hiện căn hộ này do con và cháu ông đang ở.
- Ông Nguyễn Bường nguyên
là cán bộ cao cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, được giao căn hộ 301, dãy nhà
B1. Ông Bường đã về nghỉ hưu. Hiện ở căn hộ này là gia đình người con của ông.

Khu
nhà ở công vụ Hoàng Cầu số 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Ảnh: Hoàng
Vân
- Bà Trần Thị Minh Chánh
nguyên là cán bộ cao cấp của Văn phòng Quốc hội được giao căn hộ 403, dãy nhà
B1. Bà Chánh đã về hưu. Hiện ở căn hộ này là gia đình con của bà.
- Ông Trần Chí Liêm
nguyên là cán bộ cao cấp của Bộ Y tế được giao căn hộ 405, dãy nhà B1. Ông Liêm
đã về nghỉ hưu. Căn hộ này hiện con ông đang ở.
- Tương tự, nguyên Phó
Tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình dù đã về hưu và đang sống cùng gia đình
tại TP.HCM nhưng ông Bình vẫn đang có nhà công vụ là căn hộ 606, dãy nhà A2.
- Hay như trường hợp
nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Văn Đức, sau khi về hưu vẫn chưa trả lại
nhà công vụ là căn hộ 605, dãy nhà A1, mà chỉ đóng cửa để đó. Cũng thế, nguyên
Thứ trưởng Bộ TN&MT Triệu Văn Bé hiện vẫn còn nhà công vụ là căn hộ 307,
dãy nhà B1, dù ông đã về hưu bảy năm rồi.
Chưa thấy ai đòi
nên chưa trả?
Dù biết rõ quy định khi
cán bộ nghỉ hưu thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước, tuy nhiên một số
cán bộ khi hỏi vì sao lại chưa trả thì trả lời rằng: “Nhà nước chưa đòi thì
chưa trả”.
Trao đổi với Pháp Luật
TP.HCM về trường hợp của mình, nguyên Thứ Trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Văn
Đức cho biết từ khi ông về nghỉ hưu cùng gia đình tại TP.HCM, nhà công vụ ông
vẫn để đó. “Tôi không thấy ai trả nhà, cũng chả thấy ai đòi nhà. Nên nhà tôi cứ
khóa cửa để đó” - ông Đức cho hay.
Khi hỏi về việc chưa trả
nhà ở công vụ của mình, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình cho
biết: “Nhà để đó, có việc ra Hà Nội thì tôi ghé qua”. ông Bình cũng thông tin
chưa thấy cơ quan nào yêu cầu trả lại nhà.
Còn nguyên Thứ trưởng Bộ
TN&MT Triệu Văn Bé thì bộc bạch: “Cán bộ khi đã về nghỉ hưu mà chưa trả
lại nhà công vụ là sai rồi! Để người khác nói mình không chịu trả nhà là tôi
thấy xấu hổ lắm!” Tuy nhiên, ông Bé cũng cho rằng vì không thấy ai đòi nhà nên
vẫn cứ để nhà công vụ đó. “Có lẽ bên cơ quan quản lý cũng du di cho mấy ông cán
bộ về hưu như tôi có nơi để thi thoảng lui tới khi có việc ở Hà Nội”. Cũng theo
ông Bé, vì không thấy ai đòi nhà nên nhiều người về hưu đã ở nơi khác rồi nhưng
vẫn giữ lại nhà cho con cháu ở.
Khu nhà ở công vụ Hoàng
Cầu do Văn phòng Chính phủ quản lý trong một thời gian dài, gần đây được giao
cho Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) quản lý. Tuy
nhiên, nhiều cán bộ đã nghỉ hưu nhưng vẫn có nhà ở đây cho biết họ chưa nhận
được bất kỳ thông báo nào từ phía cơ quan quản lý nhà nước về việc yêu cầu trả
lại nhà ở công vụ.
Trao đổi với Pháp Luật
TP.HCMngày 12-3, ông Trịnh Hồng Quân, Trưởng ban Quản lý nhà ở công vụ
(Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng), cho biết: “Việc thu
hồi nhà công vụ trước giờ gặp cái khó là thực hiện theo cách “đóng cửa bảo
nhau”. Ví dụ, cấp dưới bảo cấp trên ra khỏi nhà là rất khó”. Ông Quân cũng
thông tin nhằm giải quyết tình trạng này Bộ Xây dựng đã ban hành Thông
tư 01/2014, theo đó kể từ ngày 6-3, việc quản lý, sử dụng, trả lại nhà ở
công vụ phải theo hướng dẫn này. “Khi người được thuê nhà ở công vụ nghỉ hưu
thì đương nhiên phải trả lại nhà. Nếu người thuê nhà ở quá thời gian thì sẽ có
thông báo thu hồi. Nếu họ vẫn tiếp tục không trả lại nhà thì bị cưỡng chế để
thu hồi nhà ở công vụ đó” - ông Quân cho hay.
Theo ông Quân, hiện nay
việc quản lý nhà ở công vụ thực hiện theo mô hình mới. Cụ thể, giao cho doanh
nghiệp quản lý, vận hành loại nhà này. Cũng theo ông Quân, Khu nhà ở công vụ
Hoàng Cầu, Bộ Xây dựng đã nhận bàn giao quản lý. Sau đó, Bộ đã lựa chọn một
doanh nghiệp để giao việc quản lý, vận hành khu nhà ở công vụ này.
Hoàng Vân
Theo
Pháp Luật TP. HCM
- Nhà ở công vụ phải
được sử dụng đúng mục đích và đúng đối tượng. - Khi hết tiêu chuẩn
thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến nơi khác hoặc nghỉ công tác thì người thuê
nhà ở công vụ có trách nhiệm trả lại nhà ở công vụ. - Trường hợp trả lại
nhà ở công vụ mà người thuê nhà ở công vụ có khó khăn về nhà ở thì cơ quan,
tổ chức nơi người đó công tác phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi người đó sinh
sống căn cứ vào tình hình cụ thể để giải quyết cho họ được thuê hoặc thuê mua
nhà ở xã hội. (Điều 61, Luật
Nhà ở năm 2005) Nhà ở công vụ được thu
hồi trong các trường hợp sau: Người thuê nhà nghỉ hưu hoặc hết tiêu chuẩn
được thuê nhà ở công vụ; người thuê nhà chuyển công tác đến địa phương khác;
người thuê nhà có nhu cầu trả lại nhà ở công vụ; người đang thuê nhà ở công
vụ bị chết; người thuê nhà sử dụng nhà ở công vụ sai mục đích hoặc không thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ mà cơ quan quản lý nhà ở
công vụ có quyết định xử lý thu hồi. (Trích Thông
tư 01/2014 của Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày
6-3-2014, hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ) |
6,664
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN