TS Nguyễn Văn Khải đặt
vấn đề như vậy trước thông tin Công an Q. Long Biên (Hà Nội) lập biên bản cấm
anh Nguyễn Văn Thắng chế tạo, thử nghiệm máy bay trực thăng.
Vừa qua, dư luận không
khỏi ngỡ ngàng trước thông tin Công an quận Long Biên đã đến nhà lập biên bản
yêu cầu gia đình anh Thắng phải viết cam kết không được tiếp tục chế tạo, thử
nghiệm chiếc máy bay. Ngoài ra, anh Thắng bị buộc phải tháo gỡ một số bộ phận
như: máy nổ, cánh,... ra khỏi chiếc máy bay.
Bản thân anh Thắng cũng
cho rằng quyết định trên không thuyết phục bởi trước đó, một số nông dân ở tỉnh
Tây Ninh chế tạo máy bay hay thợ cơ khí ở tỉnh Thái Bình chế tạo tàu ngầm
Trường Sa 1 đều không bị cấm.
“Tôi phải mất gần một năm
trời nghiên cứu tài liệu, thiết kế máy bay, thậm chí có hôm phải thức đến 2, 3h
sáng để tìm hiểu cách làm máy bay. Đến khi tôi hoàn thiện lại bị cấm thì đúng
là quá bất công. Tôi làm máy bay chỉ ở dạng mô hình, chứ có phải sản xuất đại
trà đâu mà cấm”, anh Thắng chia sẻ.

Chiếc
máy bay do anh Nguyễn Văn Thắng chế tạo
Sự việc trên cũng khiến
dư luận phải nhớ tới chiếc Máy bay siêu nhẹ do Hội Cơ học Việt Nam chế tạo cách
đây 4 năm đã phải đắp chiếu vì không xin được giấy phép cất cánh.
Theo TS Nguyễn Văn Khải,
việc lập biên bản cấm chế tạo máy bay của Công an Q. Long Biên là sai. “Quyền
nghiên cứu khoa học đã được quy định trong Hiến pháp, đây cũng là quyền bất khả
xâm phạm của mọi người, không ai có quyền được cấm. Chế tạo thì không cần xin
phép, nếu anh sản xuất để bán mới phải đăng ký giấy phép sản xuất kinh doanh”,
TS Khải khẳng định.
Tiến sĩ ozone cho rằng,
không có văn bản pháp luật nào cấm người dân nghiên cứu, chế tạo. Chính vì vậy,
trong trường hợp này, anh Thắng có thể kiện người ra quyết định lập biên bản
cấm anh không được chế tạo máy bay.
Từ câu chuyện tại Trung
Quốc có người nông dân chế tạo được 6 loại máy bay, đã được Chủ tịch nước xuống
tuyên dương, TS Khải đặt vấn đề, nhiều nông dân Việt Nam cũng mày mò chế tạo
máy móc , không ít trường hợp đã thành công.
“Kinh nghiệm nhiều nước,
người dân được tự do sáng chế miễn là đóng thuế đầy đủ, không làm ảnh hưởng tới
cộng đồng”.
Trong trường hợp chế tạo
máy bay của anh Thắng, theo TS Khải, các cấp quản lý lẽ ra cần quan tâm, tìm
cách động viên, hỗ trợ về kiến thức kỹ thuật, thậm chí tạo điều kiện về mặt
bằng cho anh Thắng được thử nghiệm bay.
Hoàng Vũ
Theo vietq.vn
10,227
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN