
(Minh
họa: Ngọc Diệp)
Trước đó một ngày, GS. Nguyễn Đình Cử, Viện Dân số
và Các vấn đề xã hội tại hội thảo Đại biểu dân cử với chính sách, pháp luật về
Di dân do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc tổ
chức cũng nói:
“Theo tôi biết hiện chỉ còn 3 nước duy trì chế độ hộ
khẩu là Trung Quốc, Việt Nam và CHDCND Triều Tiên. Chúng ta có thể tham khảo
Lào và Campuchia về cách quản lý dân cư mà không cần tới hộ khẩu” (VOV bài “Nên
bỏ dần quản lý dân cư bằng hộ khẩu” ).
Công bằng mà nói, do yếu tố lịch sử, việc quản lý
bằng hộ khẩu đã từng phát huy tác dụng tốt một thời gian khá dài. Tuy nhiên,
chính sách hộ khẩu ra đời trong thời điểm chiến tranh, tức là trong điều kiện
xã hội không bình thường và sau này, nó cũng tương đối phù hợp với thời bao
cấp. Song từ khi đổi mới, nhất là từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
thì hộ khẩu lại trở thành rào cản cho sự phát triển.
Bao giờ sẽ bỏ hộ khẩu? Đó là câu hỏi day dứt của
người dân cả nước đã nhiều năm qua.
Tại phiên họp nói trên
của Quốc hội, nhiều đại biểu đề xuất mục tiêu làm thẻ căn cước để bỏ dần việc
quản lý dân cư bằng hộ khẩu. Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho
rằng phương pháp quản lý bằng hộ khẩu đã không còn thích hợp và đặt câu hỏi việc
cấp số định danh cá nhân có thể giúp bỏ ngay quản lý dân cư kiểu cũ này không?
“Nếu bỏ được quản lý hộ khẩu, người dân sẽ rất mừng và nên có lộ trình rõ để
người dân biết”. Bà Mai nói.
Đặc biệt là với câu hỏi
việc mã hóa, khai thác, sử dụng chung thông tin cá nhân có thể ảnh hưởng đến
vấn đề bảo mật, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu thay đổi tư duy, cách nghĩ. “Làm luật
là để phục vụ người dân, chứ không phải để quản dân, không được có tư tưởng bắt
nhầm còn hơn bỏ sót” – Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói.
Người dân mong muốn bỏ
chế độ hộ khẩu. Chuyên gia về Dân số và các vấn đề xã hội thì đề xuất nên học
theo Lào, Campuchia. Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội thì cho rằng cần bỏ ngay
cách quản dân kiểu cũ. Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì quyết liệt
hơn, làm luật không phải để quản dân…
Trong khi đó, Điều 23 của
Hiến pháp 2013 qui định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong
nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước…”.
Thế nhưng không hiểu sao
chính sách quản dân bằng hộ khẩu vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Và đến bao giờ
chính sách lỗi thời này mới được bỏ thì vẫn còn là câu hỏi để ngỏ bởi cho
đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có lộ trình.
Sao thế nhỉ?
Bùi Hoàng Tám
Theo Dân
Trí
2,579
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN