
Bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với thông tin sức khỏe và trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Hình từ internet)
Bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với thông tin sức khỏe và trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 Luật số 91/2025/QH15 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 26/6/2025 (Sau đây gọi là Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025).
Theo đó, tại Điều 26 Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 thì Quốc hội đã có quy định cụ thể về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với thông tin sức khỏe và trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
- Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các thông tin sức khỏe và trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định như sau:
+ Phải có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cá nhân trong quá trình thu thập, xử lý dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025;
+ Áp dụng đầy đủ quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe không cung cấp dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba là tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc dịch vụ bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của chủ thể dữ liệu cá nhân hoặc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025.
- Tổ chức, cá nhân phát triển ứng dụng về y tế, ứng dụng về kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ đầy đủ quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và có chuyển dữ liệu cá nhân cho đối tác cần được nêu rõ trong hợp đồng với khách hàng.
Như vậy trên đây là nội dung quy định về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với thông tin sức khỏe và trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Quy định về việc cung cấp dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu cá nhân ra sao?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì việc cung cấp dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu cá nhân được quy định cụ thể như sau:
- Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình.
- Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân:
+ Được cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức, cá nhân khác khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Thay mặt chủ thể dữ liệu cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu cho tổ chức hoặc cá nhân khác khi chủ thể dữ liệu đồng ý cho phép đại diện và ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Việc cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không cung cấp dữ liệu cá nhân trong trường hợp:
+ Gây tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;
+ Việc cung cấp dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu có thể ảnh hưởng tới sự an toàn, sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của người khác;
+ Chủ thể dữ liệu không đồng ý cung cấp, cho phép đại diện hoặc ủy quyền nhận dữ liệu cá nhân.
- Hình thức yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân:
+ Chủ thể dữ liệu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.
Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân yêu cầu điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.
Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân;
+ Gửi Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân theo Mẫu số 01, 02 tại Phụ lục của Nghị định này qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân.
- Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân phải được thể hiện bằng tiếng Việt gồm các nội dung chính sau đây:
+ Họ, tên; nơi cư trú, địa chỉ; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; số fax, điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
+ Dữ liệu cá nhân được yêu cầu cung cấp, trong đó chỉ rõ tên văn bản, hồ sơ, tài liệu;
+ Hình thức cung cấp dữ liệu cá nhân;
+ Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.
- Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 13/2023/NĐ-CP thì phải kèm theo văn bản đồng ý của cá nhân, tổ chức liên quan.
- Tiếp nhận yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân
- Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân và theo dõi quá trình, danh sách cung cấp dữ liệu cá nhân theo yêu cầu;
- Trường hợp dữ liệu cá nhân được yêu cầu không thuộc thẩm quyền thì Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân nhận được yêu cầu phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền hoặc thông báo rõ ràng việc không thể cung cấp dữ liệu cá nhân.
- Giải quyết yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân
Khi nhận được yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân hợp lệ, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân có trách nhiệm cung cấp dữ liệu cá nhân thông báo về thời hạn, địa điểm, hình thức cung cấp dữ liệu cá nhân; chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (nếu có) và phương thức, thời hạn thanh toán; thực hiện việc cung cấp dữ liệu cá nhân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 14 Nghị định 13/2023/NĐ-CP.
12