
Bổ sung hình thức vận động bầu cử thông qua hình thức trực tuyến từ 01/7/2025 (Hình ảnh từ Internet)
Ngày 24/6/2025, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2025 (sau đây gọi là Luật Sửa đổi Luật Bầu cử).
 |
Luật Sửa đổi Luật Bầu cử |
Bổ sung hình thức vận động bầu cử thông qua hình thức trực tuyến từ 01/7/2025
Căn cứ khoản 20 Điều 1 Luật Sửa đổi Luật Bầu cử sửa đổi Điều 66 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về Hội nghị tiếp xúc cử tri
- Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương.
Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình. Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương.
Hội nghị tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tiếp hoặc căn cứ điều kiện thực tế có thể tổ chức theo hình thức trực tuyến, trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Việc tiếp xúc cử tri trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến chỉ được thực hiện khi bảo đảm các điều kiện kỹ thuật, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.
Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri có trách nhiệm thông báo về hình thức, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị, điểm truy cập trực tuyến để cử tri tham dự đông đủ.
- Chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri gồm các nội dung sau đây:
+ Tuyên bố lý do;
+ Đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chủ trì cuộc tiếp xúc cử tri, giới thiệu và đọc tiểu sử tóm tắt của người ứng cử;
+ Từng người ứng cử báo cáo với cử tri về chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Cử tri nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình với những người ứng cử. Người ứng cử và cử tri trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở những vấn đề cùng quan tâm;
+ Người chủ trì hội nghị phát biểu ý kiến kết thúc hội nghị.
- Sau hội nghị tiếp xúc cử tri, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh lập báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương, ý kiến của cử tri về từng người ứng cử đại biểu Quốc hội gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia và Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã lập báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương mình gửi đến Ủy ban bầu cử cùng cấp và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.
Như vậy, từ ngày 01/7/2025, về hình thức vận động bầu cử, đại biểu cơ bản nhất trí với việc bổ sung hình thức vận động bầu cử thông qua hình thức trực tiếp, trực tuyến, trực tiếp kết hợp với trực tuyến, để đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ và chuyển đổi số quốc gia trong bối cảnh hiện nay.
Xem thêm Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
8
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN