
|
Bà Hồ Thị Kim Thoa -
Thứ trưởng Bộ Công thương (ảnh: Bích Diệp). |
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho hay, lĩnh vực đầu tư vào lọc
hóa dầu đang được khuyến khích và thúc đẩy thu hút đầu tư. “Hiện nay chúng ta
cũng mới chỉ có 1 nhà máy lọc dầu thôi nên việc kêu gọi đầu tư là cần thiết. Quan
điểm của Bộ Công thương là ủng hộ nhưng để thực hiện được còn rất nhiều bước”,
bà Thoa nói.
Quan điểm của Bộ Công thương đã rất rõ ràng và như vậy nếu
phía Tập đoàn Dầu khí Thái Lan chứng minh được năng lực tài chính và đáp ứng được
các yêu cầu pháp lý của Việt Nam thì hoàn toàn có cơ hội đầu tư.
Trong phiên họp báo Chính phủ thường kỳ vào cuối tháng 4 vừa
qua, ông Vũ Đức Đam - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính
phủ sẽ xem xét một cách khách quan, nếu thấy dự án đáp ứng đầy đủ yêu cầu và
mang lại lợi ích cho đất nước thì Chính phủ sẽ ưu tiên thúc đẩy.
Theo thông tin báo chí đã đưa trước đó, theo đề xuất của Tập
đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT), dự án Nhà máy lọc hoá dầu tại Khu kinh tế Nhơn Hội
(Bình Định) sẽ được xây dựng trên diện tích 2.000ha, công suất dự kiến 660.000
thùng dầu thô/ngày (khoảng 30 triệu tấn/năm). Nguồn dầu thô của nhà máy sẽ được
nhập khẩu 45% từ Trung Đông, 25% từ châu Phi và còn lại từ Nam Mỹ. Nếu kế hoạch
đầu tư thành công thì đây là nhà máy lọc dầu có công suất lớn gấp 5 lần nhà máy
lọc dầu Dung Quất.
Ngược với quan điểm của Bộ Công thương, Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam (Petro Vietnam) - đơn vị đầu tư Nhà máy lọc dầu Dung Quất (công suất thiết
kế 6,5 triệu tấn/năm) và Nhà máy lọc Dầu Nghi Sơn – tỉnh Thanh Hóa (công suất
thiết kế giai đoạn một là 10 triệu tấn/năm) đã có văn bản đề nghị Bộ Công
Thương không nên đồng ý, nhằm tránh tình trạng mất cân bằng cung cầu.
Lý do PetroVietnam đưa ra là theo quy hoạch phát triển ngành
dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm không có dự án lọc dầu Nhơn Hội.
PetroVietnam cho rằng, Nhơn Hội lại rất gần các điểm đã xây dựng và quy hoạch
xây dựng nhà máy lọc dầu như Vũng Rô, Vân Phong, Dung Quất, làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn nhà nước tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn.
Tuy nhiên “siêu dự án” lọc dầu này lại nhận được sự ủng hộ từ
tỉnh Bình Định và một số chuyên gia kinh tế. TS Nguyễn Minh Phong- Phó Vụ trưởng
- Phó ban tuyên truyền lý luận - Báo Nhân Dân cho rằng, lý do phản đối của
Petro Vietnam không thỏa đáng và có dấu hiệu mưu tính ''lợi ích nhóm''.
Ông nói: “Dù cho Petro Vietnam nói là thừa, nhưng thừa thì
chúng ta xuất khẩu. Điều này sẽ biến nước ta không chỉ là nước nhập khẩu, mà
còn xuất khẩu sản phẩm hóa dầu. Hơn nữa, nó góp phần phát triển ngành công nghiệp
hóa dầu, thúc đẩy gia tăng các ngành chế biến nguyên vật liệu từ dầu khác. Nếu
ta ổn định tổng cung có dự trữ sẽ giúp chủ động được số lượng mức cung và giá cả,
bên cạnh đó dự án này cũng sẽ giải quyết vẫn đề việc làm không nhỏ cho một bộ
phận lao động địa phương. Hơn nữa, ở dự án này chúng ta không bị thâm vào đầu
tư công do đầu tư chủ yếu là của Thái Lan”.
Theo Giáo
dục Việt Nam
4,919
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN