Theo thống kê của Bộ Y Tế, cho đến năm 2012 nước ta có khoảng
10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng trong đó 40% là sản phẩm nhập ngoại. Bất chấp
khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường này vẫn tăng trưởng đều đặn. Trong
vòng 3 năm từ 2009-2012, đã có 1.800 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh
thực phẩm chức năng.
Sự bùng nổ quá nhanh của thị trường này đặt ra những thách
thức trong khâu quản lý cũng như rủi ro cho người tiêu dùng. Đặc biệt, quảng
cáo thực phẩm chức năng đang là “điểm nóng” cần được chấn chỉnh mạnh tay hơn từ
cơ quan có thẩm quyền.

Thực phẩm chức năng được quảng cáo trên báo
Đáp ứng những đòi hỏi về quản lý quảng cáo thực thẩm chức
năng, ngày 13/03 vừa qua BYT đã ban hành thông tư 08/2003/TT-BYT. Trong thông
tư có quy định như sau:
“Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ
hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế
thuốc chữa bệnh”, chữ viết phải bảo đảm cỡ chữ Times New Roman 14, lời đọc phải
nghe được trong điều kiện bình thường.”
Nhưng ban hành văn bản pháp luật là một chuyện, áp dụng trên
thực tế lại là chuyện khác.
Thông tư 08 đã có hiệu lực từ ngày 26/4, nhưng đến thời điểm
hiện nay nhiều báo đài vẫn quảng cáo thực phẩm chức năng mà không tuân thủ theo
quy định mới, trong đó có cả những tờ báo có tầm ảnh hưởng lớn.

Quảng cáo ngày 3/5 trên một tờ báo lớn không có dòng chữ theo quy định
của BYT
Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho tình trạng trên. Nhưng,
một khi đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì các cơ quan nhà nước phải đảm
bảo cho văn bản đó được thi hành trên thực tế.
Qua thực trạng trên, có thể thấy rằng chế tài và công tác
thanh tra kiểm tra của Bộ Y Tế chưa đủ quyết liệt để đảm bảo cho quy định mới
được thực thi.
Trong thời gian vừa qua, nhiều thực phẩm chức năng được quảng
cáo như “thuốc thánh”, vượt xa công dụng thật. Đi kèm với nó, giá của các sản
phẩm này cũng được đẩy “ trên trời”. Trong khi đó, hiệu quả những sản phẩm này
vẫn đang là một dấu hỏi!
Hơn nữa, các công ty kinh doanh thực phẩm chức năng không chỉ
quảng cáo trên báo đài, mà còn tận dụng đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ và chủ nhà
thuốc để phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Các quy định chấn chỉnh vi phạm của các đối tượng trên đã
có.Nhưng nếu không có những biện pháp quyết liệt hơn trên thực tế thì các quảng
cáo này vẫn “ ngoài vòng pháp luật”. Và hậu quả thì ai cũng biết, phần thiệt
thòi nhất vẫn thuộc về người dân.
Linh Nguyên
9,067
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN