Xem trực tiếp lễ duyệt binh tại Nga, Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại kênh nào?

Nội dung cập nhật các kênh xem trực tiếp lễ duyệt binh tại Nga, Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại kênh nào?

Xem trực tiếp lễ duyệt binh tại Nga, Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại kênh nào? (hình ảnh từ Internet)

Xem trực tiếp lễ duyệt binh tại Nga, Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại kênh nào? (hình ảnh từ Internet)

Xem trực tiếp lễ duyệt binh tại Nga, Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại kênh nào?

Theo thông tin mới nhất, cho đến hiện tại ngày (08/5/2025), Lễ Duyệt binh Nga 9 5 2025 tại Quảng trường Đỏ kỷ niệm Ngày chiến thắng huyền thoại của Hồng quân Liên Xô trước chủ nghĩa phát-xít sẽ có đơn vị diễu hành từ 13 quốc gia qua Quảng trường Đỏ vào ngày 9 5 2025.

Theo đó, sự kiện lễ duyệt binh tại Nga diễn ra tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, Nga vào 10h ngày 9/5/2025 theo giờ địa phương (14h theo giờ Việt Nam).

Đài truyền hình HTV xác nhận hình ảnh trực tiếp duyệt binh Nga 9 5 2025 trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025) sẽ được HTV tường thuật trực tiếp.

Cụ thể:

+ Kênh HTV9: https://www.htv.com.vn/truc-tuyen

+ Fanpage HTV: https://www.facebook.com/htv.hcm/?locale=vi_VN

+ Cùng nền tảng mạng xã hội khác của HTV và ứng dụng truyền hình HTVm.

* Lưu ý: Thông tin mang tính chất tham khảo

Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh vào thời điểm nào?

Duyệt binh là buổi lễ trang trọng nhằm kiểm tra một cách tượng trưng đội ngũ của lực lượng vũ trang tập hợp lại để biểu dương sức mạnh về quân sự của quốc gia. Ở buổi lễ duyệt binh thường sẽ có sự xuất hiện của các quân, binh chủng và các loại khí tài quân sự.

Được biết, những lần duyệt binh mà Việt Nam từng tổ chức thường là vào những dịp quan trọng trong lịch sử hoặc trong những dịp lễ kỷ niệm lớn của đất nước.

Những lễ duyệt binh Việt Nam từng tổ chức bao gồm:

- Lễ duyệt binh ngày 01/1/1955: Đây là buổi lễ duyệt binh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội để ra mắt đồng bào và báo chí quốc tế sau thắng lợi vẻ vang của chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Lễ duyệt binh ngày 1/5/1973: Buổi lễ được tổ chức tại quảng trường Ba Đình, Quân đội nhằm chào mừng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chấm dứt sự chiếm đóng của các đội quân xâm lược nước ngoài sau khi Hiệp định Paris đã được ký kết.

- Lễ duyệt binh ngày 15/5/1975: Buổi lễ được tổ chức tại Sài Gòn sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975 giải phóng Miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, với sự tham gia của hàng nghìn bộ đội, dân quân du kích cùng toàn thể nhân dân.

- Lễ duyệt binh ngày 2/9/1975: Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám thành công và 30 năm thành lập nước và mừng đất nước thống nhất, đất nước ta đã tổ chức duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội cùng các khí tài, phương tiện quân sự với hàng chục nghìn người tham gia.

- Lễ duyệt binh ngày 2/9/1985: Đây là buổi lễ có quy mô lớn nhất trong lịch sử đất nước, được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, đến hiện tại Việt Nam đã tổ chức duyệt binh 05 lần gồm: Duyệt binh năm 1955, Duyệt binh năm 1973, Duyệt binh 15/5/1975, Duyệt binh 2/9/1975, Duyệt binh năm 1985.

* Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Quy định về bản quyền nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình

Căn cứ Điều 22 Nghị định 06/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP) quy định về bản quyền nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình như sau:

- Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định của pháp luật được tiếp phát, truyền tải nguyên vẹn trên dịch vụ phát thanh, truyền hình tại Việt Nam thông qua thỏa thuận điểm nhận tín hiệu giữa cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và đơn vị cung cấp dịch vụ

- Các kênh chương trình khác trên dịch vụ phát thanh, truyền hình phải bảo đảm các yêu cầu về bản quyền như sau:

+ Có văn bản chứng minh bản quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm tính nguyên vẹn của chương trình, kênh chương trình, trừ trường hợp cài đặt tên, biểu tượng (lôgô) của đơn vị cung cấp dịch vụ theo quy định của Điều 23 Nghị định 06/2016/NĐ-CP.

- Các nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, nội dung của dịch vụ giá trị gia tăng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về bản quyền như sau:

+ Có văn bản chứng minh bản quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm tính nguyên vẹn của chương trình, phim đã được phát trên kênh, bao gồm cả tên, biểu tượng (logo) của kênh chương trình;

+ Bảo đảm tuân thủ hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận bản quyền; tính nguyên vẹn của nội dung chương trình sau khi được biên tập, phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều 20a Nghị định 06/2016/NĐ-CP.

10

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác