Cựu chiến binh là ai? Pháp luật nghiêm cấm hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm của Cựu chiến binh

Nội dung bài viết là quy định của pháp luật về việc nghiêm cấm hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm của Cựu chiến binh.

Cựu chiến binh là ai? Pháp luật nghiêm cấm hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm của Cựu chiến binh

Cựu chiến binh là ai? Pháp luật nghiêm cấm hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm của Cựu chiến binh (Hình từ Internet)

1. Cựu chiến binh là ai? 

Theo Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 quy định Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:

- Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

- Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;

- Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

- Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

- Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhà nước và nhân dân tôn vinh, ghi nhận và đánh giá cao sự hy sinh, cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Pháp luật nghiêm cấm hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm của Cựu chiến binh

Theo Điều 5 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 quy định các hành vi bị nghiêm cấm với Cựu chiến binh như sau:

- Lợi dụng danh nghĩa, uy tín Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Ngăn cản hoạt động hợp pháp của Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- Xâm hại sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh.

Như vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi xâm hại sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh.

3. Quyền lợi của Cựu chiến binh

Quyền lợi của Cựu chiến binh theo Điều 7 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 bao gồm:

- Cựu chiến binh là người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Cựu chiến binh được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.

- Cựu chiến binh nghèo được ưu tiên vay vốn ngân hàng chính sách, các nguồn vốn ưu đãi khác để sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo, được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các chính sách khác đối với người nghèo.

- Cựu chiến binh hết tuổi lao động, cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội tiếp nhận, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội.

- Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan quân sự, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam và gia đình tổ chức tang lễ và được hưởng tiền mai táng theo quy định của Chính phủ.

- Cựu chiến binh được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ban liên lạc Cựu quân nhân theo quy định của Điều lệ Hội, của pháp luật.

 

16

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác