Hóa đơn đỏ là gì? Có phải lập hóa đơn đỏ khi mua hàng không?

Hóa đơn đỏ là gì? Theo quy định pháp luật hiện hành thì trường hợp nào phải lập hoá đơn?

Hóa đơn đỏ là gì? Có phải lập hóa đơn đỏ khi mua hàng không? (Hình ảnh từ Internet)

Hóa đơn đỏ là gì? Có phải lập hóa đơn đỏ khi mua hàng không? (Hình ảnh từ Internet)

Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ là cách hiểu của người dùng hóa đơn gọi chung nên chưa được quy định trong luật, có thể hiểu hóa đơn đỏ dùng để chỉ hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) hay hóa đơn VAT dùng trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ kế toán do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế.

Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn GTGT là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

- Hoạt động vận tải quốc tế;

- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Theo đó, hoá đơn đỏ là căn cứ để người mua, người bán hàng hóa, dịch vụ thực hiện:

- Căn cứ để người mua hàng hóa, dịch vụ xác định số tiền thuế cần nộp khi kê khai thuế GTGT.

- Căn cứ để người bán hàng hóa, dịch vụ xác định số tiền thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước.

- Căn cứ để cơ quan thuế quản lý thuế đối với người bán và người mua hàng hóa, dịch vụ.

- Căn cứ để hoàn thuế GTGT.

Có phải lập hóa đơn đỏ khi mua hàng không?

Hiện hành, căn cứ Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) 

Bên cạnh đó, tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.

Như vậy, người bán phải lập hóa đơn cho người mua khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bất kể giá trị hàng hóa, dịch vụ bao nhiêu, kể cả trong các trường hợp sau:

- Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu

- Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)

- Xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.

Theo đó, được phép lập hóa đơn mà trong đó thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số là khác nhau. Khi lập hóa đơn có thời điểm ký số khác với thời điểm lập thì phải kê khai thuế theo thời điểm lập hóa đơn.

Lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ

Thông thường, hóa đơn đỏ được lập thành 3 liên, tương ứng với 3 màu là trắng đỏ và xanh. Khi xuất hóa đơn đỏ, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Bên bán phải kẹp 3 liên hóa đơn viết cùng 1 lúc để đảm bảo nội dung đồng nhất giữa các liên. Việc tách các liên ra viết riêng lẻ là không được phép.

- Thông tin người mua trên hóa đơn đỏ phải được ghi đầy đủ, chính xác.

- Các thông tin trên hóa đơn đỏ không được tẩy xóa, sửa và phải được thể hiện với chỉ 1 màu mực.

- Nội dung phải liên tục, không ngắt quãng, đặc biệt không viết đè chữ lên nhau và phải gạch chéo phần còn trống.

- Số hóa đơn đỏ phải được lập liên tục từ nhỏ đến lớn.

- Thời gian ngày, tháng, năm lập hóa đơn sẽ ghi vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc khi đã hoàn thành giao dịch cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho người mua.

- Hình thức thanh toán trong hóa đơn đỏ được chấp nhận là tiền mặt hoặc chuyển khoản.

11

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác