
Cập nhật các Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp bộ máy và sáp nhập tỉnh (Hình từ internet)
Kết luận về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính mới nhất
Cụ thể, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành các Kết luận về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính:
- Kết luận 171-KL/TW ngày 27/6/2025 tiếp tục triển khai, hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 170-KL/TW ngày 24/6/2025 về rà soát tình hình chuẩn bị Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
- Kết luận 169-KL/TW ngày 20/6/2025 tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 167-KL/TW ngày 13/6/2025 chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, đưa vào hoạt động đồng thời cấp tỉnh, cấp xã từ ngày 1/7/2025 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 163-KL/TW ngày 06/6/2025 thực hiện nội dung, nhiệm vụ khi sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 160-KL/TW ngày 31/5/2025 thực hiện nhiệm vụ sắp xếp bộ máy và đơn vị hành chính, bảo đảm tiến độ, yêu cầu theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 157-KL/TW ngày 25/5/2025 thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 155-KL/TW ngày 17/5/2025 về nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ nay đến ngày 30/6/2025 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 151-KL/TW ngày 25/4/2025 sắp xếp mô hình tổ chức đảng ở một số cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý theo ngành dọc và trong các doanh nghiệp nhà nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 150-KL/TW ngày 14/4/2025 hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 134-KL/TW ngày 28/3/2025 về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 127-KL/TW ngày 28/02/2025 triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 126-KL/TW ngày 14/02/2025 về Nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 122-KL/TW ngày 24/01/2025 về kết thúc hoạt động của các đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- Kết luận 121-KL/TW ngày 24/01/2025 về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Trên đây là tổng hợp Kết luận về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
34 tỉnh thành phố của Việt Nam theo Nghị quyết 60
Theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII thì 34 tỉnh thành phố của Việt Nam bao gồm:
1. Thành phố Hà Nội.
2. Thành phố Huế.
3. Tỉnh Lai Châu.
4. Tỉnh Điện Biên.
5. Tỉnh Sơn La.
6. Tỉnh Lạng Sơn.
7. Tỉnh Quảng Ninh.
8. Tỉnh Thanh Hoá.
9. Tỉnh Nghệ An.
10. Tỉnh Hà Tĩnh.
11. Tỉnh Cao Bằng.
12. Tỉnh Tuyên Quang
Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
13. Tỉnh Lào Cai
Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
14. Tỉnh Thái Nguyên
Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
15. Tỉnh Phú Thọ
Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
16. Tỉnh Bắc Ninh
Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
17. Tỉnh Hưng Yên
Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
18. Thành phố Hải Phòng
Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
19. Tỉnh Ninh Bình
Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
20. Tỉnh Quảng Bình
Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
21. Thành phố Đà Nẵng
Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
22. Tỉnh Quảng Ngãi
Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
23. Tỉnh Bình Định
Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
24. Tỉnh Khánh Hòa
Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
25. Tỉnh Lâm Đồng
Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
26. Tỉnh Đắk Lắk
Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
27. Thành phố Hồ Chí Minh
Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
28. Tỉnh Đồng Nai
Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
29. Tỉnh Tây Ninh
Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
30. Thành phố Cần Thơ
Hợp nhất thành phố cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
31. Tỉnh Vĩnh Long
Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
32. Tỉnh Đồng Tháp
Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
33. Cà Mau
Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
34. An Giang
Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp bộ máy
Căn cứ tại Điều 13 Nghị quyết 190/2025/QH15 về giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước như sau:
- Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, ban hành văn bản giải quyết hoặc ủy quyền ban hành văn bản giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Quốc hội khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, ban hành văn bản hoặc ủy quyền ban hành văn bản để giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị quyết 190/2025/QH15 có thể ban hành văn bản hành chính để hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh. Việc ban hành văn bản hành chính phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Mục đích ban hành văn bản hành chính là để kịp thời hướng dẫn giải quyết các vấn đề phát sinh do sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 190/2025/QH15;
+ Nội dung hướng dẫn phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền hướng dẫn và các nguyên tắc quy định tại Điều 2 Nghị quyết 190/2025/QH15;
+ Không quy định thêm yêu cầu, điều kiện hoặc làm tăng thời gian giải quyết, phát sinh chi phí, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện;
+ Văn bản hướng dẫn phải được công khai theo các phương thức quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 190/2025/QH15.
- Cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị quyết 190/2025/QH15 có trách nhiệm đồng thời tổ chức xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh nội dung quy định tại văn bản hành chính hoặc nội dung đã ủy quyền ban hành.
Văn bản hành chính, văn bản được ban hành theo ủy quyền phải được cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản đó bãi bỏ ngay khi văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành có hiệu lực thi hành.
1,158