
Trình tự hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất tại trung ương (Hình từ Internet)
Trình tự hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất tại trung ương
Tại Quyết định 1404/QĐ-BTC năm 2025, Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất tại trung ương gồm các nội dung cụ thể như sau:
(1) Trình tự thực hiện
* Trình tự lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất
- Nhà đầu tư gửi văn bản đề xuất thực hiện dự án PPP đến cơ quan có thẩm quyền; trường hợp không xác định được cơ quan có thẩm quyền thì gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP;
- Cơ quan có thẩm quyền xem xét, trả lời bằng văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nội dung văn bản chấp thuận bao gồm cách thức phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu về thời hạn nộp hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư và nội dung khác có liên quan; trường hợp không chấp thuận thì nêu rõ lý do;
- Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất dự án bao gồm: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ về tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
- Nhà đầu tư gửi hồ sơ đề xuất dự án đến cơ quan có thẩm quyền.
** Trình tự thẩm định báo của nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất
(1) Đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội
- Nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền trình Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Tài chính,
- Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc thành lập cho từng dự án theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ;
- Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; - Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ trinh Quốc hội xem xét, quyết định; - Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ do Chính phủ trình;
- Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án. (i) Đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ:
- Nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền gửi Bộ Tài chính,
- Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc thành lập cho từng dự án theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ:
- Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; - Hội đồng thẩm định liên ngành hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan có thẩm quyền;
- Cơ quan có thẩm quyền hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
- Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án.
(iii) Đối với dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương; cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập và được giao dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan khác):
- Nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định;
- Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
- Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan, đơn vị chủ tri tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án PPP;
- Cơ quan, đơn vị chủ trì tiếp nhận hồ sơ đề xuất hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định; - Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư dự án.
(2) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu chính.
(3) Thành phần hồ sơ
- Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
+ Văn bản đề nghị thẩm định;
+ Dự thảo tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư;
+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
+ Văn bản chấp thuận việc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
+ Quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án PPP theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
+ Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
- Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư,
+ Dự thảo quyết định chủ trương đầu tư,
+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
+ Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo thẩm tra đối với dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư,
+ Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
(4) Số bộ hồ sơ: 10 bộ.
(5) Thời hạn giải quyết
- Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, thời gian thẩm định thực hiện theo Nghị định 29/2021/NĐ-CP: Không quá 90 ngày;
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: Không quả 30 ngày
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác: Không quá 14 ngày.
- Thời hạn phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư:
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ: Không quá 20 ngày,
+ Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác: Không quả 15 ngày.
(6) Cơ quan thực hiện
- Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương; cơ quan khác; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Hội đồng thẩm định nhà nước;
- Hội đồng thẩm định liên ngành;
- Hội đồng thẩm định cấp cơ sở.
(7) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân.
(8) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
- Báo cáo thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất;
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất.
(9) Lệ phí (nếu có và văn bản quy định về phí, lệ phí): Không có.
(10) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (đính kèm)
Các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 35/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 71/2025/NĐ- CP bao gồm:
- Phụ lục I: Mẫu kế hoạch thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; Tải về
- Phụ lục II – Mẫu số 01: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP; Tải về
- Phụ lục II - Mẫu số 02: Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP; Tải về
- Phụ lục II – Mẫu số 03: Nghị quyết Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP. 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có): Tải về
- Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(11) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục (nếu có)
+ Phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP;
+ Không trùng với dự án PPP đang được cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc đã chấp thuận nhà đầu tư khác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
+ Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Dự án do nhà đầu tư đề xuất phải tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc đảm phản cạnh tranh.
(12) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật số 64/2020/QH14 Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
- Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự,
- Luật số 57/2024/QH15 sửa đổi bổ sung Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu,
- Nghị định 29/2021/NĐ-CP.
- Nghị định 35/2021/NĐ-CP;
- Nghị định 71/2025/NĐ- CP sửa đổi bổ sung Nghị định 35/2021/NĐ-CP.
Xem thêm tại Quyết định 1404/QĐ-BTC năm 2025.
Lê Quang Nhật Minh
9