Lựa chọn luật sư bảo vệ cơ quan Nhà nước Việt Nam khi bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Nghị định 17/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về hướng dẫn lựa chọn nhà thầu. Theo đó, quy định về lựa chọn luật sư bảo vệ cơ quan Nhà nước Việt Nam khi bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Lựa chọn luật sư bảo vệ cơ quan Nhà nước Việt Nam khi bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Lựa chọn luật sư bảo vệ cơ quan Nhà nước Việt Nam khi bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (Hình từ Internet)

Lựa chọn luật sư bảo vệ cơ quan Nhà nước Việt Nam khi bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Theo điểm d khoản 3 Điều 82 Nghị định 24/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 17/2025/NĐ-CP (s (sau đây gọi là Nghị định 24), lựa chọn luật sư bảo vệ cơ quan Nhà nước Việt Nam khi bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc trường hợp lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Cụ thể:

“3. Gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm có một hoặc một số điều kiện đặc thù về quy trình, thủ tục, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, điều kiện ký kết và thực hiện hợp đồng

d. Lựa chọn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước tại cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nước ngoài, cơ quan tài phán, cơ quan giải quyết tranh chấp trong nước, nước ngoài hoặc quốc tế;”.

Quy trình Lựa chọn luật sư bảo vệ cơ quan Nhà nước Việt Nam khi bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy trình lựa chọn nhà thầu  trường hợp đặc biệt

Theo khoản 4 Điều 83 Nghị định 24, quy trình lựa chọn luật sư bảo vệ cơ quan Nhà nước Việt Nam khi bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:

(i) Cơ quan, đơn vị chủ trì giải quyết vụ kiện xây dựng cắc tiêu chí, điều khoản tham chiếu, cơ chế kiểm soát tổ chức hành nghề luật sự, luật sư để xác định danh sách (không ít hơn 03) tổ chức hành nghề luật sư, luật sư dự kiến được thuê; chỉ lựa chọn vào danh sách các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư danh tiếng, nhiều kinh nghiệm;

(ii) Cơ quan chủ trì giải quyết vụ kiện tổ chức đàm phán hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư, luật sư có ưu thế nhất trên cơ sở các tiêu chí, điều khoản tham chiếu và cơ chế kiểm soát tổ chức hành nghề luật sư, luật sư trong vụ kiện;

(iii) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì giải quyết vụ kiện phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư, luật sư;:

(iv) Cơ quan, đơn vị chủ trì giải quyết vụ kiện hoàn thiện, ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư, luật sư.

Ngoài ra, theo khoản 9 Điều 83 Nghị định 24, có quy định việc lựa chọn luật sư bảo vệ cơ quan Nhà nước Việt Nam khi bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại khi áp dụng lựa chọn nhà thầu trong hình thức đặc biệt thì không phải giải trình lý do không thể áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu.

Xem thêm Nghị định 17/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung  Nghị định 24/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 06/02/2025.

Khởi kiện nước nhập khẩu khi hàng hóa Việt Nam bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Theo khoản 2 Điều 108 Nghị định 86/2025/NĐ-CP,  Hồ sơ khởi kiện nước nhập khẩu khi hàng hóa Việt Nam bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trình Thủ tướng Chính phủ gồm:

1. Trên cơ sở thông tin thu thập hoặc theo đề nghị bằng văn bản của thương nhân Việt Nam, hiệp hội, tổ chức đại diện doanh nghiệp có liên quan, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác xem xét xây dựng phương án khởi kiện theo khoản 1 Điều 76 Luật Quản lý ngoại thương, lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.

(2) Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ:

- Tờ trình về sự cần thiết, mục đích và căn cứ pháp lý của việc khởi kiện; nội dung phương án và đánh giá tác động của việc khởi kiện;

- Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến tại (3) Điều này;

- Các văn bản, tài liệu có liên quan khác.

(3) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến phải có ý kiến bằng văn bản về hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không nhận được trả lời đúng thời hạn, Bộ Công Thương căn cứ các thông tin sẵn có hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.

(4) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt phương án khởi kiện trên cơ sở hồ sơ trình của Bộ Công Thương.

(5) Bộ Công Thương chủ trì, tiến hành khởi kiện nước, vùng lãnh thổ nhập khẩu điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy trình, thủ tục được quy định trong các Điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(6) Thương nhân Việt Nam, hiệp hội, tổ chức đại diện doanh nghiệp có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình khởi kiện nước, vùng lãnh thổ nhập khẩu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Lê Quang Nhật Minh

13

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác