
Cách tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào, đầu ra trên Tổng cục Thuế năm 2025 (Hình từ internet)
1. Cách tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào, đầu ra trên Tổng cục Thuế năm 2025
Để tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào, đầu ra trên website Tổng cục Thuế, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: https://hoadondientu.gdt.gov.vn

Bước 2: Đăng nhập hệ thống tra cứu hóa đơn điện tử bằng mã số thuế công ty và mật khẩu đã được cung cấp.

Bước 3: Chọn "Tra cứu" sau đó chọn "Tra cứu hóa đơn"

Bước 4: Tra cứu thông tin hóa đơn mua vào, hóa đơn bán ra hiển thị trên màn hình.
Chọn “Tra cứu hóa đơn điện tử bán ra" để xem hóa đơn bán ra, chọn "Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào" để xem hóa đơn mua vào. Bắt buộc nhập thông tin tại các trường đánh dấu sao khi tra cứu.

Lưu ý: Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền được liệt kê riêng tại "Hóa đơn có mã khởi tạo từ máy tính tiền"
Bước 5: Chọn “Tìm kiếm“. Hệ thống sẽ hiển thị cả thông tin về hóa đơn bán ra, mua vào
Trường hợp cần xuất hóa đơn thì người nộp thuế bấm vào “Xuất hóa đơn” để kết xuất file Excel “Danh Sách Hóa Đơn”.
2. Hóa đơn đầu vào có bắt buộc phải kê khai không?
Theo Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC và Thông tư 173/2016/TT-BTC), để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thì cần đáp ứng điều kiện sau:
- Phải có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào;
- Đối với các hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025) cũng quy định điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
- Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài.
- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ một số trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ;
- Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện nêu trên còn phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung cấp dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu; phiếu đóng gói, vận đơn, chứng từ bảo hiểm hàng hóa (nếu có).
Theo đó, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế khi có kê khai hóa đơn đầu vào.
Như vậy, kê khai hóa đơn đầu vào là quyền của doanh nghiệp, không kê khai hóa đơn đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp (không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng) nhưng đây không phải là hành vi trái pháp luật và cũng không bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện kê khai hóa đơn đầu vào.
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải lưu trữ đầy đủ hóa đơn để tránh bị phạt về hành vi làm mất hóa đơn hoặc trốn thuế.
3. Lập hóa đơn không đúng thời điểm bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
STT
|
Hành vi
|
Mức phạt
|
1
|
Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
|
Cảnh cáo
|
2
|
Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp nêu trên.
|
Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng
|
3
|
Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ 2 trường hợp nêu trên.
|
Phạt tiền từ 4.000.000 - 8.000.000 đồng
|
22
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN