
Ảnh minh họa (vov.vn)
Phóng viên TBTCVN đã trao
đổi với ông Lưu Đức Huy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính về vấn
đề này .
* Ông
đánh giá về những chính sách thuế, phí có tác động như thế nào đối với thị
trường ô tô Việt Nam cũng như nhu cầu tiêu dùng của khách hàng?
- Chính sách thuế, phí,
lệ phí nói chung ngoài mục tiêu điều tiết thu ngân sách còn là công cụ hướng
dẫn tiêu dùng. Do vậy, việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô trong thời gian
qua (10% lần đầu, tăng tối đa 50% tùy địa phương và thống nhất 2% lần 2 đối với
xe dưới 10 chỗ theo Nghị định 23/2013/NĐ-CP của Chính phủ) và việc giảm thuế nhập
khẩu nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
đối với xe ô tô nguyên chiếc, nhập khẩu từ các nước ASEAN từ ngày 1/1/2014 (từ 60%
xuống 50%) đã góp phần giảm giá bán ô tô, kích cầu mua sắm của người dân.
Bên cạnh đó, thời điểm
cuối năm cũng là thời điểm sức mua của người dân tăng, nên đã góp phần tăng
tiêu thụ đối với thị trường ô tô. Số lượng xe ô tô nguyên
chiếc nhập khẩu tháng 1/2014 tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên,
đối với xe dưới 10 chỗ thì lượng lại giảm so với cùng kỳ, nhưng trị giá lại
tăng. Điều này cho thấy người tiêu dùng chuyển hướng sang những loại xe có
giá trị cao hơn. * Hiện
nay, nhiều ý kiến cho rằng, chính sách thuế, phí cao đối với ô tô nhập khẩu
thời gian qua đã đẩy giá bán ô tô lên cao | | “Các loại
thuế, phí đối với ô tô hiện nay của Việt Nam là phù hợp với thông lệ của
các nước trong khu vực và mức thu của một số loại phí, lệ phí còn thấp hơn.
Thậm chí Việt Nam có ít khoản thu hơn so với một số nước có ngành Công nghiệp
ô tô phát triển...” Ông Lưu Đức Huy
|
(thậm chí gấp 2-3 lần giá
gốc) đã làm hạn chế sức mua của thị trường và bảo hộ lớn cho các doanh nghiệp
(DN) sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề
này?
- Hiện nay 1 chiếc xe
nhập khẩu/sản xuất đến khi lưu hành bao gồm các loại thuế, phí như: Thuế nhập
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ, lệ
phí đăng ký, cấp biển số, phí kiểm định, lệ phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an
toàn kỹ thuật.
Qua tham khảo kinh nghiệm
các nước thấy, các loại thuế, phí đối với ô tô hiện nay của Việt Nam là phù hợp
với thông lệ của các nước trong khu vực và mức thu của một số loại phí, lệ phí
còn thấp hơn. Thậm chí Việt Nam có ít khoản thu hơn so với một số nước có ngành
Công nghiệp ô tô phát triển, ví dụ Malaysia và Indonesia còn áp dụng thêm phí
tắc nghẽn giao thông khi đi vào các khu vực có lưu lượng giao thông cao trong
giờ cao điểm và thuế sở hữu xe hàng năm...
Theo cam kết gia nhập
WTO, Việt Nam đã bỏ quy định về thuế nhập khẩu theo dạng lắp ráp (CKD). Theo
đó, hiện nay chỉ còn thuế nhập khẩu MFN của xe nguyên chiếc (CBU) và thuế nhập
khẩu MFN của linh kiện, phụ tùng xe.
Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi (MFN) đối với xe nguyên chiếc thời gian qua đã giảm dần theo cam kết WTO
(Giảm từ 82% xuống 78%, 74%, 70%). Các loại thuế khác và phí, lệ phí áp dụng
như nhau đối với xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước.
Do vậy ý kiến trên
chưa hoàn toàn đúng. Bởi vì ô tô là loại hàng hóa cần hướng dẫn sản xuất và
định hướng tiêu dùng gắn với điều kiện kinh tế, xã hội và hạ tầng giao thông
của đất nước trong từng thời kỳ. Các chính sách thuế, phí được ban hành còn
nhằm các mục tiêu như khuyến khích sản xuất trong nước, hạn chế ùn tắc giao
thông, đảm bảo an toàn kỹ thuật,...
* Theo
ông, việc điều hành, điều tiết các chính sách thuế sẽ phải như thế nào để có
lợi cho người tiêu dùng cũng như cho các nhà đầu tư, DN sản xuất, lắp ráp các
dòng xe ô tô cá nhân?
- Việc giảm thuế nhập
khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN giảm về 0% vào năm 2018 cơ bản sẽ
có lợi cho người tiêu dùng.
Theo số liệu thống kê về
kim ngạch nhập khẩu xe ô tô trong một số năm gần đây thì kim ngạch nhập khẩu xe
từ thị trường lớn nhất là Hàn Quốc giảm dần, rồi đến xe nhập khẩu từ các thị
trường khác chịu thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi cũng giảm dần, nhưng xe nhập
khẩu từ các nước ASEAN lại tăng dần.
Như vậy, vấn đề cần xem
xét ở đây là lộ trình giảm thuế nhập khẩu ATIGA đến năm 2018 (về 0%) như thế
nào cho phù hợp. Bộ Tài chính đang trao đổi với các bộ, ngành, hiệp hội có liên
quan về vấn đề này để đưa ra lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ATIGA hợp lý, đảm
bảo lợi ích người tiêu dùng, nhà sản xuất và chính sách của nhà nước trong các
lĩnh vực có liên quan.
Việc bảo hộ thông qua
chính sách thuế nhập khẩu cần thực hiện theo đúng quy định của Luật thuế Xuất
khẩu, thuế nhập khẩu là theo hướng bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời
hạn, phù hợp với cam kết quốc tế, để hỗ trợ cho ngành Công nghiệp ô tô phát
triển theo đúng hướng, giảm dần sự bảo hộ thông qua lộ trình giảm thuế nhập
khẩu để tạo sức ép giảm giá xe xuống mức hợp lý. Tránh gia tăng lượng xe nhập
khẩu quá nhanh ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và nhập siêu của nền kinh tế.
Có thể nói, việc nghiên
cứu và đưa ra lộ trình, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ thị trường ASEAN về
Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2018 là hợp lý cho cả thị trường, doanh nghiệp,
quản lý và người tiêu dùng.
* Xin
cảm ơn ông!
Đức Minh (thực
hiện)
Theo Thời báo Tài chính Việt Nam
34,161
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN