Luật
sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời ông
Nghĩa như sau:
Theo khoản
1, Điều 13 Luật Viên chức thì viên chức được nghỉ hàng năm (nghỉ phép) theo quy định của
pháp luật về lao động.
Khoản
1 Điều 111 Bộ Luật Lao động quy định,
người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được
nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: 12 ngày làm
việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
Điều 112 Bộ luật này quy định, cứ 5 năm
làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao
động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng
1 ngày.
Trường hợp ông Nghĩa chuyển công tác từ
đơn vị sự nghiệp công lập này sang một đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc 1 Sở.
Căn cứ Điều 2 Luật Viên chức, viên chức
được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập
theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập.
Căn cứ Khoản
1 Điều 14 và Điều 15 Thông tư số
15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ
Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào
tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, thì khi viên chức chuyển công tác đến cơ
quan, đơn vị khác phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập
đang làm việc. Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản
có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ
quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc.
Khi viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp
công lập mới, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng viên chức phải ký kết hợp đồng làm việc với viên chức.
Như vậy, mặc dù 2 đơn vị sự nghiệp này đều
thuộc 1 Sở, nhưng hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp ký với
viên chức, khi viên chức chuyển công tác phải chấm dứt hợp đồng ở đơn vị cũ, ký
kết hợp đồng ở đơn vị mới. Đồng nghĩa với việc mỗi đơn vị sự nghiệp được xác định
là 1 người sử dụng lao động khác nhau. Trường hợp này, thời gian làm căn cứ
tính ngày nghỉ hàng năm của ông Nghĩa được tính kể từ khi ông làm việc cho một
người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp công lập mới.
Nếu trước đây Sở Lao động-Thương binh và
Xã hội ra quyết định tuyển dụng và ký kết hợp đồng làm việc với ông Nghĩa , nay
có quyết định điều động, thuyên chuyển ông Nghĩa từ đơn vị sự nghiệp này sang
công tác tại đơn vị sự nghiệp khác thuộc Sở, nhưng không chấm dứt hợp đồng làm
việc do Sở đã ký khi tuyển dụng; Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp mới không ký hợp
đồng làm việc với ông Nghĩa, mà ông
Nghĩa vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký với Sở, thì thời gian làm
căn cứ tính ngày nghỉ hàng năm của ông Nghĩa được tính kể từ khi ông làm việc
cho một người sử dụng lao động là Sở. Ở trường hợp này, thâm niên công tác 4
năm ở đơn vị sự nghiệp cũ được tính gộp vào thời gian làm việc ở đơn vị sự nghiệp mới để tính ngày nghỉ hàng năm.
Luật sư Lê Văn Đài
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
14,227
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN