Theo thừa phát lại (TPL) Đỗ
Thị Thúy Hảo (Văn phòng TPL quận Tân Bình), nhiều cơ quan, tổ chức không hợp
tác với TPL trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án (THA) và tổ chức THA
vì cho rằng TPL không phải là cơ quan nhà nước.
Ngân hàng lờ lệnh
phong tỏa, bất hợp tác
Bà Nguyễn Thị Hạnh (Trưởng
Văn phòng TPL quận 1, TP.HCM) kể: Trước đây, văn phòng của bà tổ chức cưỡng chế
trong một vụ THA theo bản án của TAND quận 1. Theo hồ sơ, tài khoản của bên
phải THA đã bị TAND quận 1 áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa số
tiền 4,1 tỉ đồng từ 14-6-2013 (ngay sau khi tòa thụ lý vụ án). Đến tháng
9-2013, bản án có hiệu lực pháp luật và bên được THA đã đến Văn phòng TPL quận
1 yêu cầu THA.
Khi Văn phòng TPL quận 1 đến
ngân hàng yêu cầu chuyển khoản số tiền mà tòa đã kê biên trước đó để THA thì
ngân hàng nói cần có thời gian nên hẹn lại. Sau đó, ngân hàng bất ngờ thông báo
cho Văn phòng TPL quận 1 biết là hiện tài khoản của bên phải THA chỉ còn… hơn 1
tỉ đồng.
Thấy bất thường, Văn phòng
TPL quận 1 đã yêu cầu ngân hàng này cung cấp thông tin về số tiền đã bị phong
tỏa, lý do vì sao số tiền thay đổi, chủ tài khoản giao dịch như thế nào… nhưng
ngân hàng không đáp ứng. Văn phòng TPL tiếp tục liên hệ yêu cầu in sao kê nhật
ký giao dịch của tài khoản trên thì ngân hàng trả lời: “Đây thuộc về bí mật của
khách hàng, theo quy định thì chúng tôi không thể cung cấp”...

PL
Phạm Quang Giang (Văn phòng TPL quận 5, trái) đang đọc lệnh kê biên, niêm phong
tài sản của một người phải THA.
TPL gặp nhiều hạn chế
khi tổ chức THA
Ngoài khó khăn do cơ quan,
tổ chức không hợp tác như trên, hoạt động của TPL còn gặp khó do người dân có
xu hướng lựa chọn cơ quan THA dân sự bởi họ còn xa lạ với chức năng trực tiếp
tổ chức THA của TPL. Đồng thời người dân thường có suy nghĩ cơ quan THA dân sự
là cơ quan nhà nước nên có “uy” hơn TPL.
Cạnh đó, theo ông Nguyễn Đức
Thịnh (Trưởng Văn phòng TPL quận Gò Vấp, TP.HCM), quy định về ủy thác xác minh
điều kiện THA hiện nay chưa có nên TPL ở quận nào chỉ được thực hiện việc THA
trong quận đó. Tương tự, những trường hợp ký hợp đồng với người được THA nhưng
tài sản phải THA ở ngoài địa bàn TP.HCM thì TPL không có thẩm quyền kê biên như
cơ quan THA dân sự. Điều này gây mất niềm tin của khách hàng vào TPL. Trong khi
việc tổ chức THA do chấp hành viên hay TPL thực hiện thì cũng đều nhằm mục đích
đảm bảo cho bản án, quyết định của tòa được thực thi trên thực tế…
Ông Lê Mạnh Hùng (Trưởng Văn
phòng TPL quận Bình Thạnh, TP.HCM) bổ sung: Về lâu dài nên quy định cơ chế ủy
thác giữa các văn phòng TPL với nhau trên cơ sở thỏa thuận giữa các văn phòng.
Mặt khác, nhằm nâng cao hiệu quả THA của TPL và giảm tải một phần việc cho các
cơ quan THA dân sự thì cần có cơ chế ủy thác THA từ cơ quan THA dân sự cho TPL
và ngược lại theo yêu cầu của người được THA hoặc theo yêu cầu của cơ quan THA
dân sự.
Ông Đỗ Phi Thường (Văn phòng
TPL quận Gò Vấp, TP.HCM) còn chỉ ra một bất cập khác: Theo quy định hiện nay,
người đứng đầu cơ quan THA dân sự vẫn phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của
hồ sơ cùng rủi ro trong quá trình TPL tổ chức cưỡng chế THA. Điều này khiến họ
ngán ngại, cần thời gian kiểm tra hồ sơ, khiến vụ việc bị kéo dài. “Một khi đã
trao cho TPL quyền tổ chức THA thì nên gắn trách nhiệm của TPL vào. TPL phải có
quyền thực hiện việc cưỡng chế và tự chịu trách nhiệm” - ông Thường đề xuất.
Đưa TPL vào nội dung bản án dân sự Trong báo cáo tổng kết
việc thực hiện thí điểm chế định TPL tại TP.HCM, UBND TP.HCM đã kiến nghị
TAND Tối cao có văn bản chỉ đạo cho tòa án cấp dưới (trước mắt là TP.HCM và
12 địa phương đang thực hiện thí điểm TPL) bổ sung vào bản án, quyết định về
phần dân sự nội dung: “Sau khi bản án, quyết định này có hiệu lực thi hành,
các đương sự có quyền yêu cầu cơ quan THA dân sự hoặc văn phòng TPL tổ chức
thực hiện”. Theo UBND TP.HCM, đây là việc làm cần thiết, phù hợp với quy định
pháp luật, chủ trương của đảng trong thời gian thí điểm chế định TPL. Điều
này cũng giúp người dân có sự tin tưởng với TPL, giúp người dân tự lựa chọn
nhờ nơi nào THA cho phù hợp. Trong dự thảo báo cáo tổng
kết việc thực hiện thí điểm chế định TPL, Chính phủ cũng nêu rõ các bộ, ngành
trung ương có liên quan phải kịp thời nắm bắt tình hình, phối hợp tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc, đặc biệt là việc xác minh điều kiện THA, tổ chức cưỡng chế
THA. Xác minh cả giai đoạn tiền tố tụng Nên mở rộng thẩm quyền cho
TPL xác minh tài sản trong giai đoạn tiền tố tụng. Chẳng hạn, ông A yêu cầu
TPL xác minh xem ông B có tài sản gì không để từ đó có quyết định khởi kiện
ông B hay không, cũng như yêu cầu tòa ngăn chặn sau khi khởi kiện. Đây là một
nhu cầu phổ biến hiện nay. Cho TPL xác minh tài sản trong giai đoạn tiền tố
tụng vừa giúp tòa giảm tải số lượng án, vừa ngăn chặn được việc tẩu tán tài
sản, vừa giúp quá trình THA về sau suôn sẻ, tránh tình trạng người dân chỉ
thắng kiện trên giấy. TPL ĐẶNG QUANG GIANG,
Văn phòng TPL quận 5 Pháp luật chưa đồng bộ Các văn bản pháp luật về
TPL chưa đồng bộ, hiệu lực pháp luật chưa ngang bằng với các luật chuyên
ngành khác cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả và tư thế của TPL khi đi xác minh
điều kiện THA. Về chủ quan, TPL là nghề mới còn xa lạ với người dân, đội ngũ
làm TPL cũng chưa được đào tạo bài bản, xuất thân từ nhiều chức danh tư pháp
khác nhau, chưa ổn định và đồng đều… Bà ĐỖ THỊ THÚY HẢO, Văn phòng TPL quận Tân Bình |
Thanh
Tùng
Theo
Báo Pháp Luật
6,105
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN