Đặc biệt, chỉ vòng 1 tháng trở lại đây, có tới 4 cựu lãnh
đạo DN bị cơ quan điều tra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét
và bắt giữ.
Cựu sếp Intimex làm thất thoát gần 26 tỷ đồng
Vừa qua, ông Nguyễn Thăng Long, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm
Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội, đã bị khám
xét nhà và bắt tạm giam về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo điều tra, khi còn đương chức, ông Long đã sử dụng danh
nghĩa của Intimex Hà Nội ký 3 hợp đồng mua bán tinh bột sắn với Công ty TNHH
Phú Mỹ (Hòa Bình) và Công ty Toàn Năng (Phú Thọ) với tổng giá trị hơn 24 tỉ
đồng và Intimex Hà Nội đã chuyển 10,7 tỉ đồng vào tài khoản công ty Phú Mỹ.
Nhưng sau đó, Phú Mỹ không chuyển hàng cho Intimex Hà Nội
nên để hợp thức hóa hồ sơ giấy tờ và khoản tiền đã chuyển, Intimex Hà Nội đã
làm giả hai hợp đồng xuất khẩu tinh bột sắn cho một doanh nghiệp nước ngoài
nhưng không có khoản tiền nào được thanh toán. Cho đến nay, 10,7 tỉ đồng đã
chuyển cho Phú Mỹ không thu hồi được.
Bên cạnh đó, ông Long còn chỉ đạo làm giả một số hợp đồng
mua bán cà phê để sử dụng thế chấp vay tiền của ba ngân hàng với số tiền hơn 15
tỉ đồng, khoản vay này được sử dụng vào mục đích kinh doanh bất động sản và
thua lỗ, gây thiệt hại cho Intimex Hà Nội.
Cựu sếp DN thủy sản làm 150 tỷ đồng “bốc hơi”
Ngày 15/6/2013, ông Nguyễn Hữu Lộc - nguyên Chủ tịch Hội
đồng thành viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Công ty TNHH MTV đã bị bắt về
tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong thời gian ông Lộc giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hải sản Biển Đông
đã làm mất vốn nhà nước lên tới 150 tỉ đồng.
Ông Long không chỉ giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tổng công ty
Hải sản Biển Đông mà còn nắm giức các chức vụ khác: chủ tịch HĐQT Công ty CP
công nghiệp thủy sản (Seameco); thành viên HĐQT Công ty CP Biển Tây; chủ tịch
HĐQT Công ty CP Aquafeed Cửu Long.
Do nắm giữ nhiều chức, nhiều quyền lực nên ông Lộc cùng các
“cộng sự” gây ra nhiều sai phạm rất nghiêm trọng. Cụ thể, Công ty CP công
nghiệp thủy sản chuyển tiền về các công ty CP Biển Tây, Aquafeed Cửu Long bằng
cách ký hợp đồng bán nguyên liệu thức ăn nuôi cá nhưng không có văn bản báo cho
HĐQT.
Hậu quả đến nay công ty CP Aquafeed Cửu Long nợ công ty CP
Công nghiệp thủy sản 113 tỷ đồng không có khả năng chi trả, bởi Aquafeed Cửu
Long đã ngừng hoạt động hơn một năm nay và đang chờ làm thủ tục phá sản.
Ngoài ra, Tổng công ty Hải sản Biển Đông còn cho công ty CP
Công nghiệp thủy sản vay gần 21 tỉ đồng, nhưng thủ tục cho vay không đầy đủ và
không hợp pháp. Khoản nợ này hiện tại cũng không có khả năng thu hồi.

Ông Lộc và tay chân của mình còn bất chấp quy định của Nhà
nước, tự ý giảm tỉ lệ vốn nhà nước từ 59% xuống còn 46% tại Công ty CP Công
nghiệp thủy sản. Việc giảm vốn dẫn đến Nhà nước không còn chi phối, nên công ty
này hoạt động chệch hướng chiến lược của tổng công ty, kéo theo nhiều sai phạm
nghiêm trọng khác.
Bắt nguyên Phó GĐ chi nhánh Agribank
Đầu tháng 7/2013, ông Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Giám đốc
Agribank chi nhánh Bình Chánh (TP.HCM) và 2 bà Trần Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị
Thanh Nga đều là nguyên Phó trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh ngân
hàng này đã bị khởi tố do không thực hiện đúng quy định gây thiệt hại hơn 12 tỉ
đồng.
Theo điều 179 Bộ Luật hình sự, 3 bị can trên bị khởi tố về
tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Năm 2009, ông Lê Văn Chức (Giám đốc Agribank - chi nhánh
Bình Chánh) ký hợp đồng tín dụng cho Công ty Thanh Phát (ở quận 6) vay hơn 19
tỷ đồng để nhận chuyển nhượng dự án khách sạn 5 sao tại Đà Lạt.
Cuối năm 2012, ông Chức bị bệnh từ trần. Khi tiến hành các
thủ tục cho vay, 3 nguyên cán bộ trên đã không thực hiện đúng quy định của ngân
hàng về thẩm định dự án và tài sản đảm bảo cho vay dẫn đến Công ty Thanh Phát
mất khả năng thanh toán. Hậu quả, ngân hàng Agribank chi nhánh Bình Chánh thiệt
hại hơn 12 tỷ đồng.
Bắt cựu lãnh đạo giúp SME lừa đảo
Ngày 12/7/2013, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã quyết định khởi
tố bị can, bắt tạm giam và khám xét đối với Cao Tuấn Nghĩa, nguyên Giám đốc
Công ty CP tư vấn Anh do bị tình nghi có vai trò đồng phạm giúp sức lãnh đạo
Công ty SME lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng.
Trước đó, Cơ quan CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam Phan Huy
Chí, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SME; Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT
SME, cùng 3 cán bộ của Công ty SME để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản.
Nhị Anh(tổng hợp)
Theo Vietnamnet
5,554
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN