
Ảnh: Minh họa. Nguồn Internet.
Theo Bộ Tài chính, cần áp
dụng chính sách thuế GTGT các mặt hàng thức ăn chăn nuôi theo nguyên tắc sau:
Các mặt hàng là nông sản
NK có tính chất lưỡng tính, vừa là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi chịu
thuế suất thuế GTGT 5%, vừa là sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến thuộc đối tượng
không chịu thuế GTGT thì áp dụng mức thuế thấp hơn, ưu đãi hơn (không chịu thuế
GTGT).
Bên cạnh đó cần phải tôn
trọng nguyên tắc đã cam kết trong WTO về không phân biệt đối xử giữa hàng sản
xuất trong nước và hàng NK (nông sản do tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra
thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nông sản do DN, hợp tác xã bán cho DN, hợp
tác xã xuất khẩu kinh doanh thương mại không phải kê khai tính nộp thuế GTGT),
thống nhất không thu ở khâu kinh doanh trong nước thì cũng không thu ở khâu NK.
Tuy nhiên, cũng cần tính
đến việc hạn chế nhập siêu thức ăn chăn nuôi đã qua chế biến, đồng thời nâng
cao tính cạnh tranh của DN sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước.
Theo các nguyên tắc áp
dụng trên, Bộ Tài chính cho rằng, các sản phẩm nông sản có thể trực tiếp dùng
làm thức ăn chăn nuôi, nhưng cũng mới là nguyên liệu đầu vào để sản xuất thức
ăn chăn nuôi và để tạo thuận lợi cho DN, đồng thời đảm bảo nguyên tắc pháp chế
(hướng dẫn Luật thuế GTGT, Nghị định 08/2010/NĐ-CP của Chính phủ bằng văn bản quy phạm pháp
luật).
Do đó, Bộ Tài chính đề
xuất, các mặt hàng là sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác
hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thuộc
đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật thuế GTGT.
Trường hợp DN đã nộp thuế
GTGT khâu NK thì được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã nộp ở khâu NK.
Hải Nam
Theo Báo Hải quan
4,725
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN