Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
lý giải về việc có thể quy định một Chương riêng về DNNN tại Luật Doanh nghiệp
(sửa đổi).
Theo đó, Phó Thủ tướng
khẳng định, cần làm rõ những hoạt động nào của doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
khác với các doanh nghiệp khác.
Trong khi, thảo luận về
dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), các ý kiến đều cho rằng dự Luật quy định một
chương riêng về DNNN sẽ dễ gây “phản cảm” khi đây là văn bản quy định về loại
hình pháp lý doanh nghiệp, không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh
tế.

Luật doanh nghiệp sửa đổi có
chương riêng cho doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát số tiền nhà nước giao cho
doanh nghiệp
Nếu quy định sẽ làm sai
lệch kết cấu, bản chất và chức năng vốn có của Luật Doanh nghiệp, có thể tạo ra
sự bất bình đẳng với các doanh nghiệp khác.
Đại diện Bộ Kế hoạch và
Đầu tư kiến nghị, dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) không nên quy định Chương
về DNNN mà chuyển nội dung này sang Luật Đầu tư và quản lý vốn Nhà nước trong
doanh nghiệp.
Theo dự thảo Luật, các
vấn đề của DNNN được quy định tại Chương VII, xác định vai trò và chức năng của
DNNN và từng DNNN, xác định nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước
trong doanh nghiệp, quy định cụ thể về tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu vốn
Nhà nước trong doanh nghiệp, nguyên tắc quản trị DNNN dưới hình thức công ty
TNHH MTV; yêu cầu công khai thông tin định kỳ và bất thường.
Trước đó, trong hội
nghị thảo luận hoàn thiện các nội dung dự án Luật đầu tư công diễn ra vào ngày
12/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã tiết lộ: Nhiều
đơn vị tư vấn không còn giữ được quan điểm độc lập, mà bắt tay với chủ đầu tư,
ban quản lý gây thất thoát vốn.
Theo đó phản ánh có những
công trình chủ đầu tư và công ty tư vấn bắt tay nhau, nâng đơn giá lên gấp 2-3
lần so với giá trị thực tế.
“Dự thảo Luật Đầu tư công
sẽ phải làm rõ trách nhiệm của đơn vị tư vấn, cùng với chủ đầu tư và ban quản
lý để răn đe, truy cứu trách nhiệm và phòng ngừa sai phạm”, Bộ trưởng Vinh nói.
Trước đó đại biểu Quốc
hội Trịnh Ngọc Thạch, ĐBQH đoàn Hà Nội đã từng chỉ thẳng ví dụ cụ thể đối với
việc làm đường cao tốc ở Việt Nam.
Đại biểu Thạch dẫn ví dụ
làm 1km đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn đi qua thành phố Đà Nẵng sẽ mất
khoảng 267 tỷ đồng, tương đương 12,7 triệu USD (Trong khi Trung Quốc làm chỉ có
5 triệu USD/km, còn Mỹ thì chỉ mất 4,5 triệu USD/km.
“Làm đường cao tốc Việt
Nam đã vượt kỷ lục đắt hơn gấp 3 lần Mỹ, và 2,6 lần Trung Quốc. Đầu tư công ở Việt
Nam lãng phí và thất thoát như thế nhưng lại chưa quy định rõ cấp nào sẽ chịu
trách nhiệm”, đại biểu Thạch nói.
Hà Anh (Tổng hợp)
Theo Báo Đất Việt
2,516
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN