
Từ 01/01/2026, hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề (Hình ảnh từ Internet)
Ngày 16/6/2025, Quốc hội chính thức thông qua Luật Việc làm 2025.
 |
Luật Việc làm 2025 |
Từ 01/01/2026, hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
Cụ thể, căn cứ Điều 37 Luật Việc làm 2025 thì từ 01/01/2026 sẽ áp dụng việc hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề bao gồm:
(1) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
(2) Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng quy định tại (1) thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Thuộc đối tượng Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc theo quy định của pháp luật mà không thuộc một trong các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc người lao động nghỉ việc khi đủ điều kiện hưởng lương hưu.;
- Đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề mà người lao động không thuộc một trong các trường hợp có việc làm và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, dân quân thường trực hoặc đi học tập có thời hạn trên 12 tháng hoặc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù hoặc ra nước ngoài định cư hoặc chết;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc.
(3) Thời gian hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thực hiện theo khóa học, thời gian học nhưng tổng thời gian hỗ trợ không quá 06 tháng.
(4) Nội dung hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề bao gồm:
- Học phí;
- Tiền ăn cho người lao động trong thời gian tham gia đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
Căn cứ ĐIều 48 Luật Việc làm 2013 quy định về trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề như sau:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và sử dụng lao động theo phương án đã được phê duyệt; sử dụng nguồn kinh phí đúng đối tượng, đúng mục đích và thực hiện báo cáo kết quả tổ chức đào tạo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
- Người lao động có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Xem thêm Luật Việc làm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.
Luật Việc làm 2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2026, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 55 Luật Việc làm 2025.
55
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN