Hướng dẫn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng (dự kiến)

Đã có dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực ngân hàng.

Hướng dẫn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng (dự kiến) (Hình ảnh từ Internet)

Hướng dẫn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng (dự kiến) (Hình ảnh từ Internet)

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Dự thảo Nghị định

Hướng dẫn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng (dự kiến)

Cụ thể, tại Điều 6 dự thảo Nghị định đề xuất việc thi hành một số biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng như sau:

- Đối với biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp: thu hồi giấy phép; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới; thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài; thu hồi giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng; thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này.

- Đối với biện pháp khắc phục hậu quả là đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp: đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này.

- Đối với biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa: căn cứ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm nộp lại giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng theo dự thảo

Tại khoản 4 Điều 5 dự thảo Nghị định đề xuất tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

- Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc hoàn trả các loại phí đã thu sai cho tổ chức, cá nhân nộp phí; buộc hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt cho khách hàng; buộc thu hồi nợ; buộc thu hồi khoản mua, bán trái phiếu; buộc thu hồi số vốn sử dụng không đúng quy định; buộc thu hồi phần số dư cấp tín dụng vượt mức hạn chế, giới hạn; buộc nộp lại giấy phép đã bị tẩy xóa, sửa chữa; không được cho vay để đầu tư ra nước ngoài; buộc chấm dứt hợp đồng cung ứng sản phẩm bảo hiểm;

- Buộc thoái vốn tại công ty con, công ty liên kết; buộc bán số cổ phần vượt tỷ lệ theo quy định; buộc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; buộc khôi phục lại số cổ phần đã chuyển nhượng; không được chuyển đổi trái phiếu doanh nghiệp thành cổ phiếu; buộc chuyển nhượng chứng quyền kèm trái phiếu; buộc mua lại trái phiếu doanh nghiệp đã bán cho công ty con; buộc tuân thủ tỷ lệ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp so với tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng;

- Buộc trích lập các quỹ đúng quy định của pháp luật; buộc thực hiện đúng tỷ lệ bảo đảm an toàn; buộc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro; buộc hoàn nhập số tiền dự phòng rủi ro đã sử dụng không đúng quy định, chuyển khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro hạch toán nội bảng theo quy định của pháp luật; buộc hủy bỏ nội dung quy định nội bộ không đúng quy định của pháp luật; buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; buộc duy trì đủ các điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;

- Buộc hoàn trả hoặc thu hồi tài sản ủy thác cho bên ủy thác; buộc hoàn trả ngay số phí bảo hiểm đã thu, thu hồi ngay số tiền bảo hiểm đã trả; buộc khôi phục nguyên trạng khoản nợ về trước thời điểm thực hiện hoạt động mua, bán nợ;

- Buộc thực hiện ngay việc đính chính thông tin sai lệch; buộc gửi báo cáo đầy đủ, chính xác; buộc nộp ngay số phí bảo hiểm bị thiếu;

- Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả;

- Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;

- Buộc tuân thủ tỷ lệ giá trị còn lại của tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động so với vốn điều lệ, vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp theo đúng quy định;

- Buộc niêm yết công khai ngay bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi; buộc thực hiện thủ tục chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài hoặc dừng hoạt động niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài đối với hành vi vi phạm;

- Không cho mở rộng mạng lưới và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm; buộc chấm dứt hoạt động; buộc chấm dứt thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ ngân hàng;

- Chưa cho chia cổ tức cho đến khi khắc phục xong vi phạm;

- Không được ký hợp đồng thanh toán thẻ với các tổ chức thanh toán thẻ khác; không được ký hợp đồng đại lý thanh toán với các bên giao đại lý thanh toán khác;

- Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp: thu hồi giấy phép; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới; thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài; thu hồi giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng; thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Thay thế các đối tượng được bầu, bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm các đối tượng được bầu, bổ nhiệm vi phạm quy định.

- Buộc chấm dứt hoạt động đại lý thanh toán; buộc tách biệt tài khoản thanh toán chỉ sử dụng cho hoạt động đại lý thanh toán;

- Buộc thực hiện các quy định về nhận biết, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; buộc ban hành quy định nội bộ đúng quy định pháp luật; buộc thực hiện đúng quy định pháp luật về quan hệ ngân hàng đại lý, các giao dịch liên quan tới công nghệ mới, giám sát một số giao dịch đặc biệt, đánh giá rủi ro;

- Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật; buộc cung cấp đủ thông tin, tài liệu; buộc phong tỏa tài khoản; buộc hủy bỏ phong tỏa tài khoản.

Xem thêm dự thảo Nghị định.

4

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác