
Đề xuất cá nhân bị xử phạt dưới 1 triệu sẽ không phải lập biên bản (Hình ảnh từ Internet)
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến dự thảo Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
 |
Dự thảo Luật |
Đề xuất cá nhân bị xử phạt dưới 1 triệu sẽ không phải lập biên bản
Cụ thể, tại khoản 7 Điều 1 dự thảo Luật đề xuất sửa đổi Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:
- Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức;
+ Hành vi vi phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Hiện hành, tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:
- Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
|
Như vậy, tại dự thảo đã đề xuất tăng khung phạt với hành vi xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản lên gấp 4 lần, cụ thể:
- Đối với cá nhân: từ 250.000 đồng lên đến 1.000.000 đồng
- Đối với cơ quan: từ 500.000 đồng lên đến 2.000.000 đồng
Theo đó, trường hợp hành vi vi phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Về vấn đề này, các đại biểu đề nghị xem xét theo hướng nên giao Chính phủ quy định chi tiết áp dụng đối với một số lĩnh vực phù hợp, tránh gây khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật. Vì, trong thực tiễn, có nhiều dạng hành vi vi phạm thuộc trường hợp này nhưng không thể không lập biên bản vi phạm hành chính, như các hành vi mà việc phát hiện, xác lập hành vi vi phạm phải thông qua quá trình kiểm tra, xác minh, làm việc… hoặc vụ việc có nhiều hành vi khác thuộc trường hợp phải lập biên bản vi phạm hành chính.
Xem thêm nội dung dự thảo Luật.
13
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN