Giao Giám đốc Sở GD&ĐT tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương (dự kiến)

Tại Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đã đề xuất giao Giám đốc Sở GD&ĐT tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương.

Giao Giám đốc Sở GD&ĐT tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương (dự kiến) (Hình ảnh từ Internet)

Giao Giám đốc Sở GD&ĐT tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương (dự kiến) (Hình ảnh từ Internet)

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Cổng Thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo Hồ sơ để các đơn vị, cá nhân nghiên cứu, đóng góp ý kiến.

Dự thảo

Giao Giám đốc Sở GD&ĐT tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương (dự kiến)

Tại Dự thảo đề xuất sửa đổi Điều 32 Luật Giáo dục 2019 quy định Sách giáo khoa giáo dục phổ thông như sau:

- Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;

- Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;

- Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo;

- Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học để thẩm định sách giáo khoa. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định.

Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Tài liệu giáo dục địa phương do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt. Tiêu chuẩn kỹ thuật về tài liệu giáo dục địa phương theo quy định pháp luật.

Tại Điều 32 Luật Giáo dục 2019 quy định về việc biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông như sau:

- Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như sau:

+ Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáo khoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử;

+ Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy định của pháp luật;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Tài liệu giáo dục địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

- Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học để thẩm định sách giáo khoa. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa giáo dục phổ thông; quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và hội đồng thẩm định cấp tỉnh.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định tài liệu giáo dục địa phương

Như vậy, tại Dự thảo đã xác định rõ tài liệu giáo dục địa phương không phải là sách giáo khoa; sửa đổi quy định về thẩm quyền biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo hướng: giao Giám đốc Sở GDĐT tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và UBND cấp tỉnh phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương (Điều 32).  Nhằm thực hiện:

(i) Phân cấp, phân quyền: Giao việc tổ chức biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương cho Giám đốc Sở GDĐT; chuyển thẩm quyền phê duyệt từ Bộ trưởng Bộ GDĐT thành Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Sửa đổi quy định này cũng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan; 

(ii) Thực hiện cắt giảm TTHC theo chỉ đạo chung của Thủ tướng Chính phủ (không còn thủ tục trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt); 

(iii) Khắc phục bất cập của Luật hiện hành: Điều 32 tên điều là “sách giáo khoa” nhưng nội dung Điều quy định cả về “tài liệu giáo dục địa phương”. 

Theo quy định của Luật Giá 2023 (Phụ lục số 2) Bộ GD&ĐT có trách nhiệm định giá tối đa đối với sách giáo khoa. Quy định tại Điều 32 Luật Giáo dục 2019 dẫn đến việc tài liệu giáo dục địa phương cũng được hiểu là sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm định giá tối đa - điều này không phù hợp với thực tiễn, không hợp lý. 

Vì vậy, Luật sửa theo hướng tách riêng quy định về tài liệu GD địa phương thành 1 khoản riêng (khoản 4), ko nằm trong khoản quy định về SGK (khoản 1,2,3) và sửa tên Điều thành “Sách giáo khoa giáo dục phổ thông và tài liệu giáo dục địa phương”, Giữ nguyên nội dung điểm a, b khoản 1; sửa điểm c khoản 1 (Phân quyền cho GĐ Sở). Bỏ điểm d khoản 1; Sửa nội dung khoản 2, 3 theo hướng Luật chỉ quy định nguyên tắc chung, nội dung cụ thể giao Bộ trưởng BGDĐT quy định (không liệt kê như hiện hành); Khoản 4 quy định về Tài liệu giáo dục địa phương: Giao việc tổ chức biên soạn cho Giám đốc Sở GDĐT; chuyển thẩm quyền phê duyệt từ Bộ trưởng Bộ GDĐT thành Chủ tịch UBND cấp tỉnh (Thực hiện phân cấp, phân quyền).

Xem thêm Dự thảo Luật.

5

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác