Định hướng tổ chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Hà Nội

Dưới đây là bài viết về việc định hướng tổ chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Hà Nội.

Định hướng tổ chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Hà Nội (Hình từ Internet)

Ngày 09/5/2025, Thành ủy Hà Nội ban hành Hướng dẫn 09-HD/TU về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp, tổ chức lại đơn vị hành cấp xã của Thành phố Hà Nội.

Hướng dẫn 09-HD/TU

1. Định hướng tổ chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Hà Nội

Để thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp của thành phố Hà Nội, Ban Thường vụ Thành ủy đề nghị các quận, huyện, thị ủy nghiên cứu đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Thành ủy để triển khai thực hiện theo hướng dẫn một số nội dung cơ bản.

Trong đó, định hướng tổ chức chính quyền cấp xã trên địa bàn Hà Nội như sau:

Chính quyền địa phương ở các xã, phường có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. 

(1) Hội đồng nhân dân: 

- Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân: Thực hiện theo quy định của pháp luật. 

Lãnh đạo Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch (kiêm nhiệm), 01 Phó Chủ tịch (chuyên trách). 

- Thành lập hai ban Hội đồng nhân dân: Ban Kinh tế-Xã hội và Ban Pháp chế, lãnh đạo của mỗi ban có Trưởng ban (kiêm nhiệm), 01 Phó Trưởng ban (chuyên trách). 

(2) Ủy ban nhân dân: 

- Thành viên Ủy ban nhân dân: Thực hiện theo quy định của pháp luật. 

- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch (chuyên trách), 02 Phó Chủ tịch (01 kiêm nhiệm chức danh Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; 01 kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công (tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã)). Đối với đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) và không tổ chức các phòng chuyên môn thì có thể bố trí tăng thêm 01 Phó chủ tịch

- Thành lập tối đa 04 phòng chuyên môn và tương đương gồm: 

+ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; 

+ Phòng Kinh tế (đối với xã) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường); 

+ Phòng Văn hóa - xã hội; 

+ Trung tâm phục vụ hành chính công (tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã). Mỗi phòng chuyên môn bố trí Trưởng phòng (chuyên trách hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân kiêm nhiệm) và có 01 cấp phó (chuyên trách). Trường hợp tổ chức dưới 03 đầu mối thì có thể bố trí tăng thêm 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân. 

- Đối với trường hợp 01 đơn vị hành chính cấp xã giữ nguyên (không sắp xếp) thì căn cứ điều kiện thực tế để xem xét quyết định số lượng cơ quan chuyên môn hoặc không tổ chức phòng chuyên môn và bố trí tăng thêm 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân. 

2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Tại Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp 2013 và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.

- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

- Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.

- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.

Nguyễn Thị Mỹ Quyền

13

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác