Đã có số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức các cấp sau sáp nhập (dự kiến)

Sau đây là bài viết có nội dung về số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức các cấp sau sáp nhập (dự kiến).

Đã có số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức các cấp sau sáp nhập (dự kiến)

Đã có số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức các cấp sau sáp nhập (dự kiến) (Hình từ Internet)

Đã có số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức các cấp sau sáp nhập (dự kiến)

Theo đó, tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận, cho ý kiến vào báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; tờ trình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; tờ trình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh để trình Quốc hội xem xét, thông qua thì Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương, như sau:

Theo Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Chính phủ, với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, ngay sau khi kết thúc Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị, các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Dự kiến sau sắp xếp, số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ công chức cấp xã bố trí khoảng hơn 199 nghìn người, giảm khoảng 110 nghìn người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120 nghìn người.

Cũng theo Ban Chỉ đạo, dự kiến kinh phí tiết kiệm chi tiền lương và định mức chi hành chính trong giai đoạn từ 2026 - 2030 của cả nước khoảng 190,5 nghìn tỷ đồng. Dự kiến chi trả chế độ, chính sách cho đối tượng nghỉ việc cấp tỉnh khoảng 22 nghìn tỷ đồng; cấp xã khoảng 99 nghìn tỷ đồng; kinh phí đóng bảo hiểm xã hội cho các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu khoảng 6,6 ngàn tỷ đồng.

03 căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP thì căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức, bao gồm:

- Căn cứ xác định vị trí việc làm

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;

+ Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

- Căn cứ xác định biên chế công chức

+ Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;

+ Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

+ Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;

+ Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

- Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức

+ Vị trí việc làm;

+ Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;

+ Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.

Trên đây là nội dung về “Đã có số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức các cấp sau sáp nhập (dự kiến)”

12

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác