Đã có Luật sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2025 số 78/2025/QH15

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về việc đã có Luật sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2025 số 78/2025/QH15

Đã có Luật sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2025 số 78/2025/QH15

Đã có Luật sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2025 số 78/2025/QH15 (Hình từ internet)

Đã có Luật sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2025 số 78/2025/QH15

Luật sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2025 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 18/6/2025 (Luật số 78/2025/QH15).

Luật số 78/2025/QH15​

Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đơn cử như:

Về nguyên tắc phân loại và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:

- Sản phẩm, hàng hóa được phân loại dựa trên mức độ rủi ro, phù hợp thông lệ quốc tế; cảnh báo của tổ chức quốc tế có liên quan đối với sản phẩm, hàng hóa; khả năng quản lý của cơ quan nhà nước trong từng thời kỳ.

- Sản phẩm, hàng hóa được phân thành ba loại sau đây:

+ Sản phẩm, hàng hóa có mức độ rủi ro thấp;

+ Sản phẩm, hàng hóa có mức độ rủi ro trung bình;

+ Sản phẩm, hàng hóa có mức độ rủi ro cao.

- Tiêu chí đánh giá rủi ro bao gồm: mức độ tác động đến sức khỏe, môi trường, khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng và cảnh báo từ tổ chức quốc tế.

- Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

+ Việc quản lý sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch, khách quan, phù hợp với mức độ rủi ro; không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và chủ thể có liên quan, phù hợp với thông lệ quốc tế, không tạo rào cản kỹ thuật không cần thiết; bảo vệ quyền của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng;

+ Sản phẩm, hàng hóa có mức độ rủi ro thấp phải được tổ chức, cá nhân tự công bố tiêu chuẩn áp dụng;

+ Sản phẩm, hàng hóa có mức độ rủi ro trung bình phải được tổ chức, cá nhân tự công bố tiêu chuẩn áp dụng; phải tự đánh giá hoặc do tổ chức chứng nhận được công nhận thực hiện chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

+ Sản phẩm, hàng hóa có mức độ rủi ro cao phải được tổ chức, cá nhân tự công bố tiêu chuẩn áp dụng và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

+ Sản phẩm, hàng hóa có mức độ rủi ro trung bình, mức độ rủi ro cao phải được quản lý theo danh mục gắn với yêu cầu quản lý chất lượng tương ứng, trong đó xác định rõ sản phẩm, hàng hóa được áp dụng biện pháp quản lý khác theo quy định của luật có liên quan.

Về chính sách của Nhà nước về hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến cho sản phẩm, hàng hóa và công tác quản lý, điều hành sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào hoạt động đánh giá sự phù hợp.

- Xây dựng chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hạ tầng chất lượng quốc gia. 

- Đầu tư, phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia đáp ứng yêu cầu sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đa dạng hóa, đổi mới phương thức tuyên truyền, xây dựng ý thức sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, vì quyền lợi người tiêu dùng, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nâng cao nhận thức xã hội về tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh, phát triển bền vững; tuyên truyền về vai trò của Giải thưởng chất lượng quốc gia.

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để mở rộng thị trường xuất khẩu; ưu tiên ký kết và khuyến khích thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế, không tạo rào cản kỹ thuật không cần thiết, tiết kiệm chi phí tuân thủ và tạo thuận lợi thương mại cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc và công nghệ số để minh bạch thông tin về xuất xứ, quy trình sản xuất, chuỗi cung ứng và chất lượng sản phẩm; xây dựng cơ chế chứng nhận chuỗi cung ứng có khả năng xác thực độc lập, khách quan, phù hợp thông lệ quốc tế nhằm nâng cao tính minh bạch chất lượng, truy xuất nguồn gốc và ngăn ngừa hành vi gian lận thương mại.

Xem chi tiết nội dung tại Luật sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2025 có hiệu lực từ 1/1/2026.

 

12

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác