
Đã có dự thảo Luật sửa đổi Luật Giáo dục (Hình từ internet)
Đã có dự thảo Luật sửa đổi Luật Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Hồ sơ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
 |
Dự thảo Luật |
Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục gồm 02 điều:
(1) Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó đề xuất sửa đổi, bổ sung … điều (bao gồm sửa kỹ thuật một số điều), gồm:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 6 (Hệ thống giáo dục quốc dân); Điều 12 (Văn bằng, chứng chỉ); Điều 14 (Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc); Điều 19 (Hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số); Điều 32 (Sách giáo khoa giáo dục phổ thông và tài liệu giáo dục địa phương); Điều 34 (Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông); Điều 36 (Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp); Điều 55 (Hội đồng trường); Điều 66 (Định danh nhà giáo); Điều 71 (Báo cáo viên); Điều 73 (Đào tạo nguồn nhà giáo); Điều 103 (Chính sách ưu đãi đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục); Điều 109 (Công nhận văn bằng nước ngoài); Mục 3 Chương VIII (Đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục);
- Bổ sung: Điều 71a (Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục); Điều 71b (Cán bộ quản lý giáo dục).
- Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của các điều: Điều 9, 28, 44, 45, 47, 52, 54, 61, 63, 85, 99, 102, 103,104, 105 và Điều 107.
- Sửa kỹ thuật 15 điều (Điều 8, 23, 26, 43, 44, 47, 52, 53, 62, 64, 65, 72, 74, 104,105).
- Bãi bỏ Khoản 3 Điều 10, Điều 18, khoản 2 Điều 28, Khoản 5 Điều 44, Điều 49, Điều 50, Điều 51, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 1 Điều 52, Điều 68, khoản 3 Điều 105, Điều 113, Điều 115.
(2) Điều 2 hiệu lực thi hành. Dự kiến Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2026.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
Nội dung cơ bản dự thảo Luật sửa đổi Luật Giáo dục
Bám sát ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, dự thảo Luật tập trung sửa đổi, bổ sung một số quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; văn bằng, chứng chỉ; phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc; sách giáo khoa giáo dục phổ thông và tài liệu giáo dục địa phương; xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; Hội đồng trường; Nhà giáo; Báo cáo viên; đào tạo nguồn nhà giáo; cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, tư thục; công nhận văn bằng nước ngoài; mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục và nội dung quản lý nhà nước về đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.
Bổ sung quy định về Nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục.
Lược bỏ quy định Chính phủ quy định chi tiết về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định; liên kết đào tạo trình độ đại học; điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục; đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường; một số quy định về thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục; Giáo sư, phó giáo sư; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định chuyển tiếp của Luật hiện hành.
Bỏ một số cụm từ để phù hợp với định hướng sửa đổi Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy; xác định nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; nội dung phân quyền, phân cấp; những vấn đề có ý kiến khác nhau và hướng xử lý.
13
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN