Các chính sách và mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn TPHCM

Bài viết này sẽ nói về chi tiết các chính sách và mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn TPHCM.
>> Thông tin về Cuộc thi Olympic dành cho học sinh THPT năm học 2024 - 2025 tại TPHCM
>> Điều kiện khai thác căn hộ làm dịch vụ lưu trú du lịch trong nhà chung cư tại TPHCM mới nhất

Các chính sách và mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn TPHCM

Các chính sách và mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn TPHCM (Hình từ internet)

Các chính sách và mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn TPHCM

Quyết định 21/2025/QĐ-UBND về quy định chính sách và mức hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Căn cứ theo Điều 3, 4, 5, 6 Quyết định 21/2025/QĐ-UBND thì các chính sách và mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn TPHCM được quy định cụ thể như sau:

- Hỗ trợ chi phí mai táng, điều trị người bị thương nặng

+ Hộ gia đình có người chết, mất tích được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét, hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Người bị thương nặng tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện xem xét, quyết định.

+ Mức chuẩn trợ giúp xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng theo mức 600.000 đồng/tháng được quy định tại Điều 2 Nghị quyết 43/2024/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.

+ Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ thiên tai gây ra được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.

- Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu

+ Hỗ trợ 15kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 03 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai.

+ Hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu:

Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.

- Hỗ trợ khắc phục thiệt hại về tàu cá, ngư cụ

+ Đối với vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu:

++ Trường hợp vỏ tàu (thân tàu), máy tàu bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được phải thay mới để tái sản xuất:

Vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được: số tiền hỗ trợ được tính bằng 50% giá trị của vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 200.000.000 đồng đối với tàu dưới 15m và tối đa không quá 400.000.000 đồng đối với tàu từ 15m trở lên.

Trường hợp chỉ có vỏ tàu (thân tàu) bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được: số tiền hỗ trợ được tính bằng 50% giá trị của vỏ tàu (thân tàu) mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 100.000.000 đồng đối với tàu dưới 15m và tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với tàu từ 15m trở lên.

Trường hợp chỉ có máy tàu bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được: số tiền hỗ trợ được tính bằng 50% giá trị của máy tàu mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 100.000.000 đồng đối với tàu dưới 15m và tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với tàu từ 15m trở lên.

++ Trường hợp vỏ tàu (thân tàu), máy tàu bị hư hỏng nặng, tỷ lệ thiệt hại từ 50% trở lên, nhưng chưa đến mức thiệt hại toàn bộ, buộc phải thay thế, sửa chữa để tái sản xuất, phần hỗ trợ này được tính chung cho cả chi phí trục vớt phương tiện (thân tàu, máy tàu):

Vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu bị hư hỏng nặng, tỷ lệ thiệt hại từ 50% trở lên: số tiền hỗ trợ được tính bằng 30% của tỷ lệ thiệt hại nhân với giá trị của vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 100.000.000 đồng đối với tàu dưới 15m và tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với tàu từ 15m trở lên.

Trường hợp chỉ có vỏ tàu (thân tàu) bị hư hỏng nặng, tỷ lệ thiệt hại từ 50% trở lên: số tiền hỗ trợ được tính bằng 30% của tỷ lệ thiệt hại nhân với giá trị của vỏ tàu (thân tàu) mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 50.000.000 đồng đối với tàu dưới 15m và tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tàu từ 15m trở lên.

Trường hợp chỉ có máy tàu bị hư hỏng nặng, tỷ lệ thiệt hại từ 50% trở lên: số tiền hỗ trợ được tính bằng 30% của tỷ lệ thiệt hại nhân với giá trị của máy tàu mua mới được xác định theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 50.000.000 đồng đối với tàu dưới 15m và tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tàu từ 15m trở lên.

Các hộ gia đình, cá nhân có tàu bị thiệt hại do thiên tai gây ra sẽ được xem xét hỗ trợ kinh phí để khôi phục sản xuất căn cứ vào giá trị phần vỏ tàu (thân tàu), máy tàu với công suất, thiết kế (kích thước, tải trọng), xuất xứ (nơi sản xuất, nhãn hiệu) được ghi trên giấy xác nhận (hoặc giấy chứng nhận) đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã bị thiệt hại. Trường hợp phần vỏ tàu (thân tàu), máy tàu có công suất, thiết kế, xuất xứ không thuộc danh mục Bảng giá tính lệ phí trước bạ hiện hành của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm xác định mức giá trị của vỏ tàu (thân tàu), máy tàu có công suất, thiết kế, xuất xứ tương đương, phù hợp với thực tế trên giấy xác nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã bị thiệt hại.

+ Đối với thiệt hại ngư lưới cụ bị mất toàn bộ hoặc hư hỏng nặng, không thể khắc phục: số tiền hỗ trợ được tính bằng 50% giá trị của ngư lưới cụ mua mới được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế, thay thế số ngư lưới cụ bị mất hoặc hư hỏng. Số tiền hỗ trợ tối đa được hưởng không quá 50.000.000 đồng đối với tàu dưới 15m và tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tàu từ 15m trở lên.

+ Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm xác định mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với tàu cá, ngư lưới cụ.

- Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí chi hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định tại Chương II  Quyết định 21/2025/QĐ-UBND bao gồm:

+ Đối với thành phố Thủ Đức và 05 huyện: sử dụng nguồn dự phòng ngân sách theo quy định. Đối với 16 quận: sử dụng nguồn kinh phí điều hành phát triển kinh tế xã hội đã được bố trí dự toán.

+ Quỹ Phòng, chống thiên tai Thành phố và nguồn Quỹ Phòng, chống thiên tai được giữ lại của thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, phường, xã, thị trấn (đảm bảo nội dung chi theo quy định tại Nghị định 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai).

+ Đóng góp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Trường hợp ngân sách địa phương có khó khăn, không đủ kinh phí thực hiện, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để được xem xét, giải quyết.

Nguyễn Tùng Lâm

23



tin noi bat

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Tin mới
Các tin khác