Tổ chức lại cấp xã: Hình thành xã, phường, đặc khu, bỏ thị trấn (Dự kiến)

Theo Đề xuất mới nhất của Bộ Nội vụ, sẽ tổ chức lại cấp xã để hình thành đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm xã, phường, đặc khu và bỏ thị trấn.

Tổ chức lại cấp xã: Hình thành xã, phường, đặc khu, bỏ thị trấn (Dự kiến) (Hình từ internet)

Bộ Nội vụ vừa công bố Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), theo đó đề xuất tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã hiện nay để hình thành các đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm: xã, phường và đặc khu ở hải đảo; bỏ thị trấn.

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Tổ chức lại cấp xã: Hình thành xã, phường, đặc khu, bỏ thị trấn (Dự kiến)

Theo đó, Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đã đề xuất sửa đổi quy định đơn vị hành chính từ ngày 01/07/2025 như sau:

- Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

+ Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

+ Đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh gồm: xã, phường, đặc khu tại hải đảo (sau đây gọi chung là cấp cơ sở);

+ Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.

- Đặc khu tại hải đảo do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập phù hợp với quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Như vậy, theo đề xuất, sẽ tổ chức lại đơn đơn vị hành chính cấp xã hiện nay để hình thành các đơn vị hành chính cấp cơ sở gồm: xã, phường và đặc khu ở hải đảo và bỏ thị trấn.

Hiện hành, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.

Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đơn vị hành chính cấp huyện tại các đảo, quần đảo (sau đây gọi chung là hải đảo) có thể không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.

(Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025)

Thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở

Tại Kết luận 127-KL/TW Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung thực hiện tốt các nội dung được giao, bao gồm việc:

Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. 

Việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Theo đó, ngày 05/03/2025, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở.

 

404

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác