Quy định mới về đặc khu, nhiệm vụ của chính quyền địa phương ở đặc khu (dự kiến)

Sau đây là bài viết có nội dung về các quy định mới về đặc khu, nhiệm vụ của chính quyền địa phương ở đặc khu trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Đã có quy định mới về đặc khu, nhiệm vụ của chính quyền địa phương ở đặc khu (dự kiến)

Quy định mới về đặc khu, nhiệm vụ của chính quyền địa phương ở đặc khu (dự kiến) (Hình từ Inetrnet)

Quy định mới về đặc khu, nhiệm vụ của chính quyền địa phương ở đặc khu (dự kiến)

dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Theo đó tại Điều 1 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã có quy định về đặc khu như sau: Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

- Đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh gồm: xã, phường, đặc khu tại hải đảo (sau đây gọi chung là cấp cơ sở);

- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập. 

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 2 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có quy dịnh như sau: Chính quyền địa phương ở hải đảo là chính quyền địa phương ở đặc khu.

Ngoài ra, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở đặc khu được quy định cụ thể tại Điều 24 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) như sau:

- Chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ở cấp cơ sở quy định tại Mục 2 Chương IV dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) là căn cứ trình độ phát triển, đặc điểm đô thị, nông thôn ở đặc khu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Chính phủ quyết định việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đặc khu tương ứng với chính quyền địa phương ở cấp cơ sở quy định tại khoản này.

- Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho chính quyền địa phương ở đặc khu trong các văn bản quy phạm pháp luật khác phải bảo đảm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước tại địa phương, bảo đảm linh hoạt, chủ động ứng phó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm thu hút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo.

- Căn cứ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và khả năng của chính quyền địa phương ở từng đặc khu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Chính phủ xem xét theo thẩm quyền hoặc trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét theo thẩm quyền để bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cho chính quyền địa phương ở đặc khu bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn của từng đặc khu; chính quyền địa phương cấp tỉnh đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền các nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho chính quyền địa phương ở đặc khu thực hiện ở khu vực hải đảo.

Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở đặc khu (dự kiến)

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) thì đặc khu ở hải đảo có từ 5.000 dân trở xuống được bầu 20 đại biểu; có trên 5.000 dân đến dưới 10.000 dân được bầu 25 đại biểu; có từ 10.000 dân đến 15.000 dân được bầu 30 đại biểu; có trên 20.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm 01 đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu. 

Trên đây là nội dung về “Quy định mới về đặc khu, nhiệm vụ của chính quyền địa phương ở đặc khu (dự kiến)”

152

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác