Cập nhật dự thảo Nghị định quy định cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ

Dự thảo Nghị định quy định cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được Bộ Nội vụ soạn thảo và đang được lấy ý kiến.

Cập nhật dự thảo Nghị định quy định cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ

Cập nhật dự thảo Nghị định quy định cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ (Hình từ Internet)

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; tiêu chí thành lập, số lượng cấp phó tối đa của người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định).

Dự thảo Nghị định

Cập nhật dự thảo Nghị định quy định cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ

Theo Điều 15 dự thảo Nghị định đề xuất về cơ cấu tổ chức của bộ như sau:

- Cơ cấu tổ chức của bộ gồm:

+ Vụ;

+ Văn phòng;

+ Thanh tra;

+ Cục và tương đương (nếu có);

+ Đơn vị sự nghiệp công lập.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, gồm:

+ Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực;

+ Báo, tạp chí; Trung tâm Thông tin;

+ Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện thuộc bộ.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục và tương đương (sau đây gọi chung là cục), đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.

Dự thảo Nghị định cũng đề xuất các quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn về pháp luật của bộ:

- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, Nghị quyết của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Trình Chính phủ có ý kiến về các dự án luật, nghị quyết, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

- Trình Chính phủ quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công.

- Trình Bộ trưởng ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

- Trình Bộ trưởng ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước để quy định việc phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng, thi hành án, thi hành tạm giữ, tạm giam; phòng, chống tham nhũng và công tác bồi thường nhà nước; nội dung được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước..

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

- Tổ chức thi hành, theo dõi và sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo hoặc cung cấp thông tin về tổ chức thi hành, theo dõi việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý thì kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm tại dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; tiêu chí thành lập, số lượng cấp phó tối đa của người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

 

144

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác