
Bà Hà cung cấp 14 căn cứ trước toà chứng minh Lý
Nguyễn Chung không phải là hung thủ thực sự.
Nhân
chứng mới “tung” 14 căn cứ bảo Chung vô tội, ông Chấn giết người
Trong phiên toà xét xử
lần này, điểm đáng chú ý chính là sự xuất hiện lần đầu của bà Nguyễn Thị Thu Hà
(SN 1962, trú tại 1359 đường Hoàng Hoa Thám, xã Song Mai, TP.Bắc Giang). Đây là
người nhận mình là nhân chứng mới khẳng định ông Nguyễn Thanh Chấn mới là hung
thủ thật sự của vụ án xảy ra tại thôn Me (xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang) chứ không phải là Lý Nguyễn Chung.
"Tôi muốn được
trình bày 14 căn cứ để bảo vệ quan điểm của mình. Trước hết, về 2 chiếc nhẫn là
tang vật của vụ án, Chung khai cướp là không thể vì tôi đã giữ hai chiếc nhẫn
này. Ngoài ra, giết người phải có động cơ, Chung khai trước tòa tự dưng đi mua
dầu gội đầu, nổi lòng tham cướp, một khi nảy lòng tham mà cướp có 59.000 đồng,
trong khi chị Hoan (nạn nhân của vụ án) còn tiền triệu để ở trong nhà”, bà Hà
nêu quan điểm của mình. Cũng theo nhân chứng mới, trước khi chị Hoan chết có
nói với bà Hà tay ông Chấn bị gãy là do chồng bao phân lân nhà chị Hoan đổ vào
khi xếp hàng cho chị Hoan, tuy nhiên, khi ông Chấn được ra tù, ông Chấn nói bị
dùng nhục hình gãy tay là không đúng.
Ngoài ra, nhân chứng
mới còn cho rằng, Chung chỉ cao 1,1-1,3m nên không thể giết được chị Hoan có
thể hình to cao như bà Hà. Ngoài ra, bà Hà cũng đưa ra nhiều thông tin khẳng
định, bà Thân Thị Hải (người đi kêu oan cho ông Chấn) có liên quan đến việc
“chạy án” cho ông Chấn. Bà Hải đã kể cho bà Hà về việc sẽ được chia 30% số tiền
bồi thường.
Trả lời luật sư về việc
có bị ai xúi giục hay không. Bà Hà khẳng định: “Tôi năm nay ngoài 50 tuổi rồi,
tôi không phải là trẻ con mà nghe người ta xui hay giật giây".
Kỳ
lạ phiên toà khi hung thủ khăng khăng nhận tội
Có thể nói, phiên toà
xét xử Lý Nguyễn Chung có khá nhiều điểm kỳ lạ trong lịch sử ngành tố tụng nước
ta khi bị cáo khăng khăng nhận mình là hung thủ giết người, mặc cho có một nhân
chứng đưa ra những lý lẽ, lập luận chứng minh hung thủ không phải là kẻ giết
người thực sự. Không chỉ người làm chứng mà ngay cả gia đình bị cáo và luật sư
bào chữa cho bị cáo cũng mong muốn toà tuyên Lý Nguyễn Chung là hung thủ giết
người, mong tuyên án càng nhanh càng tốt.
Cụ thể, sau khi nghe
bà Hà trình bày những luận cứ trước toà, khi HĐXX gọi Lý Nguyễn Chung trả lời,
bị cáo Chung vẫn khẳng định “bị cáo là hung thủ duy nhất giết nạn nhân”. “Bị
cáo nghe buồn cười. Bị cáo không biết bà Hải là ai, sao bà Hải lại dàn xếp cho
bị cáo ra đầu thú”, Chung trình bày trước toà. Trong khi đó, ông Lý Văn Chúc
(bố bị cáo Chung) cũng trình bày trước HĐXX với mong muốn “toà xử càng nhanh
càng tốt, đúng người đúng tội chứ không phải nghe ai cả”.
Còn luật sư bào chữa
cho bị cáo Lý Nguyễn Chung cho rằng, bị cáo Chung là hung thủ của vụ án, các
tình tiết đều đã rõ. “Tôi không đồng ý với những lời trình bày của bà Hà và
cũng không đồng ý với quan điểm của các luật sư gia đình bị hại cho rằng cần
phải trả hồ sơ vụ án vì tình tiết vụ án đều đã rõ”, luật sư Hoàng Minh Hiển -
người bào chữa cho bị cáo Chung - nêu quan điểm.
Nhiều
điểm “mờ” cần được làm rõ
Trái ngược với mong
muốn xử nhanh, tuyên án sớm của phía gia đình, luật sư bị cáo, hai luật sư Giáp
Văn Điệp và Nguyễn Văn Tú - luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho gia đình bị hại
- đều cho rằng vụ án có đồng phạm. Bị cáo Chung khai theo hồ sơ vụ án, những điểm
không có trong hồ sơ thì bị cáo lảng tránh và trả lời không nhớ. Luật sư bị hại
còn đề nghị tòa trả hồ sơ điều tra xem vết tay trên cửa hậu nhà chị Hoan là của
ai, làm rõ khoảng thời gian từ năm 2003 - 2004 Chung ở đâu, làm gì, làm rõ lời
khai của bà Hà về hai chiếc nhẫn và sợi dây chuyền, đánh giá xem hai vật chứng
này sau khi rời khỏi cơ thể chị Hoan đã đi đâu?…
Đáng chú ý, theo lời
khai của ông Chúc tại toà, để đối phó với cơ quan điều tra, Lý Văn Phúc (anh
trai của Chung) mua một con dao bấm giống với đặc điểm con dao Chung dùng khi
gây án để khi cơ quan điều tra hỏi thì đưa con dao này ra, còn con dao Chung
dùng khi gây án thì bị vứt ở mương nước không tìm lại được. Do Phúc mất năm
2005 nên cơ quan điều tra không làm rõ được tình tiết này. Tại phiên tòa, luật
sư Giáp Văn Điệp có hỏi ông Chúc động cơ mục đích của việc mua con dao để đối
phó là gì nhưng ông Chúc không trả lời.
Đối đáp lại quan điểm
của các luật sư, đại diện Viện KSND tỉnh Bắc Giang cho rằng, việc trả hồ sơ
điều tra bổ sung các nội dung nêu trên là không cần thiết. Đại diện Viện KSND
tỉnh Bắc Giang khẳng định chứng cứ quan trọng nhất để chứng minh việc Chung
phạm tội là dấu vân chân để lại hiện trường, tuy nhiên, các luật sư của gia
đình bị hại thì nói không thể dùng dấu vân chân này làm chứng cứ buộc tội bị
cáo.
Sau 3 ngày xét xử,
HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Chung 12 năm tù về tội "giết người", 2 năm
tù về tội "cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt mà bị cáo Lý Nguyễn Chung
phải chấp hành là 12 năm tù. Tòa cũng tuyên buộc ông Lý Văn Chúc (bố của bị cáo
Chung) phải bồi thường cho đại diện gia đình bị hại tổng cộng là hơn 100 triệu
đồng (vì thời điểm phạm tội Chung 14 tuổi).
HĐXX cho rằng, những
người liên quan có dấu hiệu che dấu hành vi phạm tội của bị cáo Chung nhưng đã
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên cơ quan điều tra không đề cập xử
lý là có căn cứ. HĐXX cũng kiến nghị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang
tiếp tục xác minh mở rộng vụ án điều tra đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Thu Hà
để tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Quỳnh
Nguyễn
Theo
Báo Lao động
Điều
93. Tội giết người - Bộ
luật Hình sự 1999 1. Người nào giết người
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến
hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là
có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi
hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ,
người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước
đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả
năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc
các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến
mười lăm năm. 3. Người phạm tội còn có
thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một
năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. |
3,622
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN