Ông Trịnh Minh Vũ (Hà Nội) hỏi: Chứng minh nhân dân (CMND) và thẻ Căn cước công dân khác nhau như thế nào? Có nhất thiết phải đổi sang thẻ Căn cước khi CMND vẫn còn giá trị? Khi dùng thẻ Căn cước thực hiện các giao dịch dân sự, nếu mã số không trùng khớp với số CMND cũ (loại 9 số) thì giải quyết thế nào?
Về vấn
đề này, Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư - Bộ
Công an trả lời như sau:
Số thẻ Căn cước công dân chính là số định danh cá nhân được
cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
Thẻ Căn cước công dân không quy định mục họ, tên gọi
khác; mục dân tộc được thay bằng quốc tịch, dấu hình Công an hiệu được thay bằng
dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
Thời hạn sử dụng của CMND là 15 năm, đối với thẻ Căn cước
công dân sau lần cấp đầu tiên, công dân phải đổi khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60
tuổi và từ 60 tuổi công dân không phải đổi.
Về giá trị sử dụng thẻ Căn cước công dân, thẻ được sử dụng
thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết
điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử
dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của
nhau, khi đó thẻ Căn cước công dân sẽ được sử dụng ngôn ngữ khác.
Theo quy định của Luật
Căn cước công dân thì công dân có thể
sử dụng CMND cho đến hết thời hạn hoặc đổi sang thẻ Căn cước công dân để phục vụ
việc giao dịch và hai loại giấy tờ này đều có giá trị pháp lý như nhau.
Để tiện cho việc giao dịch của công dân khi công dân có
yêu cầu đổi từ CMND sang thẻ Căn cước công dân thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận
hồ sơ sẽ tiến hành cắt góc CMND của công dân theo quy định và giao lại cho công
dân quản lý.
Các trường hợp CMND bị hỏng, bong tróc, không rõ nét hoặc
bị mất thì khi cấp đổi, cấp lại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp
lại thẻ Căn cước công dân sẽ cấp giấy xác nhận số CMND và số thẻ Căn cước công
dân là một người để tiện cho việc giao dịch của công dân đối với CMND cũ.
Theo
Cổng thông tin điện tử Chính phủ
8,340
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN