Theo phản ánh của ông Thanh Hải (TP. Hà Nội), Công ty của ông nhận được yêu cầu truy thu tiền bảo hiểm thất nghiệp đối với nhân viên có mức lương cơ bản cao hơn mức đăng ký đóng thực tế là 23 triệu đồng (ví dụ Trưởng phòng có mức lương 25 triệu đồng). Ông Hải hỏi, việc truy thu như vậy có đúng không?
Khi người có mức
lương như trên thôi việc thì mức trợ cấp thất nghiệp nhận được có bị khống chế
trong khung nào đó không hay vẫn được
nhận 60% lương bình quân của 6 tháng trước đó cộng dồn?
Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời ông Hải như
sau:
Tại Khoản
2 Điều 58 Luật việc làm số 38/2013/QH13 quy định: “Người lao động đóng BHTN theo chế
độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng
BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của
Luật BHXH. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 tháng lương tối
thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu
vùng theo quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm đóng BHTN”.
Đối chiếu với
các quy định trên, trường hợp của Trưởng phòng Công ty ông có mức tiền lương
làm căn cứ đóng BHXH là 25.000.000 đồng/tháng (cao hơn 20 lần lương cơ sở theo
quy định tại Nghị
định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013
của Chính phủ, nhưng thấp hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại
Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ) thì tiền lương tháng
làm căn cứ đóng BHXH bằng 23 triệu đồng/tháng, tiền lương tháng làm căn cứ đóng
BHTN bằng 25 triệu đồng/tháng. Do đó, việc truy thu BHTN như vậy là đúng quy
định.
Theo quy định
tại Điều 50 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền
kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng
theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng BHTN theo chế độ
tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng
lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Theo
Cổng thông tin điện tử Chính phủ
6,790
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN