Theo ý kiến của cử tri tỉnh Tây Ninh, những trường hợp đã nghỉ hưu và đã hưởng chế độ BHXH nhưng còn sức lao động, khi ký hợp đồng lao động vẫn phải nộp phí BHXH nữa là chưa hợp lý.
Cử tri đề nghị Bộ Lao động- Thương binh
và Xã hội xem xét lại quy định, để các trường hợp nêu trên không phải nộp BHXH
nữa và bổ sung quy định chi tiết nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH 1 lần.
Về vấn
đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời cử tri như sau:
Trước đây theo quy định của Bộ
luật Lao động cũ, Nghị
định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động thì đối với
hợp đồng lao động ký với người đã nghỉ hưu thì khoản BHXH, BHYT, tiền tàu xe,
nghỉ hàng năm được tính gộp vào tiền lương hoặc tiền công của người lao động.
Như vậy, người lao động đã nghỉ hưu ký kết hợp đồng lao động không thuộc diện
tham gia BHXH bắt buộc.
Quy định này tiếp tục được thể hiện tại
Khoản 5 Điều 123 của Luật
BHXH năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016. Theo đó, những người
hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao
động thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Về giải quyết BHXH 1 lần được quy định tại
Điều 60, Điều 77 của Luật BHXH năm 2014 và Nghị
quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của
Quốc hội về thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động. Hiện
nay, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đang trình Chính phủ về dự thảo Nghị định
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BHXH về BHXH bắt buộc
và BHXH tự nguyện, trong đó có nội dung quy định về giải quyết chế độ BHXH một
lần như kiến nghị của cử tri.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
8,196
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN