Có vi phạm pháp
luật
Như PL & XH đã đưa
tin, sau cuộc cưỡng chế thu hồi 19,3 ha đầm nuôi trồng thủy sản trái luật đối
với gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang ngày 5-1-2012 khiến 7 công an,
bộ đội bị thương, Thủ tướng Chính Phủ đã đề nghị TAND tối cao xem xét lại các
bản án sơ thẩm và phúc thẩm vụ án ông Vươn khởi kiện quyết định thu hồi đất của
UBND huyện Tiên Lãng.

Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm vụ kiện của gia đình ông
Vươn với UBND huyện Tiên Lãng
Ngày 15-2-2012, Tòa hành chính,
TAND tối cao đã ra quyết định tái thẩm, hủy quyết định đình chỉ vụ án của TAND
TP Hải Phòng và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng, giao cho TAND huyện
Tiên Lãng xét xử lại theo quy định của pháp luật.
Do đang chấp hành bản án
5 năm tù tội về giết người nên ông Vươn đã ủy quyền cho ông Vũ Văn Luân – Thư
ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, làm người đại diện
ủy quyền để khởi kiện UBND huyện Tiên Lãng ra tòa sơ thẩm và phúc thẩm lần 2.
Trong yêu cầu khởi kiện,
ông Vũ Văn Luân đã đề nghị TAND huyện Tiên Lãng phải tuyên hủy quyết định thu
hồi đất trái luật của UBND huyện Tiên Lãng. Đồng thời, yêu cầu UBND huyện Tiên
Lãng phải bồi thường cho gia đình ông Vươn theo Luật Bồi thường nhà nước với
tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng bao gồm các khoản tiền giá trị quyền sử dụng đất
trong thời gian từ khi UBND huyện Tiên Lãng ra các quyết định đình chỉ sản
xuất, thu hồi đất, các khoản đầu tư trên đất….
Tuy nhiên, yêu cầu của
ông Luân đã không được hai cấp tòa sơ, phúc thẩm của Hải Phòng chấp nhận. Theo
nhận định của hai cấp tòa, UBND huyện Tiên Lãng ra các quyết định thu hồi đất
được xác định là có vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, theo lập luận của hai cấp
tòa, các quyết định thu hồi đất đến thời điểm người dân nộp đơn khởi kiện lần
hai đã bị UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi, các quyết định này không
còn hiệu lực thi hành, việc ông Vươn, ông Luân yêu cầu hai cấp tòa tuyên hủy
quyết định hành chính hết hiệu lực là không có căn cứ.
Không gây thiệt
hại
Yêu cầu khởi kiện quan
trọng thứ hai của những người bị thu hồi đất trái luật là việc yêu cầu UBND
huyện Tiên Lãng phải đền bù bồi thường thiệt hại hơn 40 tỷ đồng, số tiền được
ông Vươn, ông Luân xác định là các khoản bồi thường về giá trị quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất; các công trình đê bao, bờ ngăn
nội đồng, kè đá… cùng các khoản thu nhập gián tiếp bị mất do quyết định thu hồi
đất trái luật như chi phí nhân công để sửa chữa bờ kè, chi phí bảo vệ, lãi suất
các khoản vay.
TAND huyện Tiên Lãng xác
định những thiệt này nếu có không được bồi thường theo Luật bồi thường Nhà
nước. Chưa hết, khi giải quyết vụ án, ngày 25-4-2013, TAND huyện Tiên Lãng cũng
đã thẩm định tại chỗ, kết quả tòa xác định kể từ khi UBND huyện Tiên Lãng ban
hành quyết định thu hồi đất trái luật đến khi UBND huyện Tiên Lãng ra quyết
định thu hồi các quyết định thu hồi đất trái luật, gia đình ông Vươn vẫn quản
lý, sử dụng khu đầm 19,3 ha; các tài sản, vật kiến trúc (trừ tài sản của gia
đình ông Vươn bị hủy hoại trong cuộc cưỡng chế trái luật đã được định giá, đền
bù trong vụ án hủy hoại tài sản – PV), cây cối, hoa màu vẫn hiện hữu, không bị
phá hủy.
Tòa xác định gia đình ông
Vươn không bị thiệt hại nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường
thiệt hại.
Tuy nhiên, dư luận đều rõ
trong các năm 2009 – 2012, UBND huyện Tiên Lãng liên tục ra các quyết định,
thông báo thu hồi đất hàng trăm hecta đất nuôi trồng thủy sản của các hộ dân được
UBND huyện giao đất không phù hợp quy định của pháp luật. Nhưng chủ trương này
của huyện đã vấp phải sự phản đối của người dân, do đó, nhiều khu đầm không
được đầu tư, thậm chí bỏ hoang làm lãng phí tài nguyên đất. Chủ trương của
huyện Tiên Lãng không chỉ gây thiệt hại cho các chủ đầm, làm thất thu ngân sách
mà còn làm ảnh hưởng tới việc quy hoạch sử dụng, gây mất niềm tin của người dân
vào chính sách đất đai.
Nam Khánh
Theo Pháp luật & Xã hội
5,455
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN