Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo,
báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức
tương tự khác của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp không được thực
hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
Đó là nội dung được đề xuất trong dự thảo Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố lấy ý kiến nhân dân.
Không báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại hối
Theo quy định hiện hành tại Pháp lệnh Ngoại hối,vấn đề hạn chế sử dụng ngoại hối được quy định như sau: Trên
lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáokhông
được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng,
các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại
lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Tuy nhiên, trong thời gian qua phát sinh rất nhiều
trường hợp báo giá, định giá, ghi giá hàng hóa và dịch vụ trong hợp
đồng, thỏa thuận bằng ngoại tệ. Tình trạng này làm phức tạp hoạt động
ngoại hối, ảnh hưởng đến công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá.
Đồng thời các cơ quan chức năng cũnggặp khó trong việc kiểm tra, xử lý
vi phạm vì chưa có quy định của pháp luật.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đề xuấtbổ
sung các hoạt động báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thoả
thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư
trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Bổ sung quy định về quản lý thị trường vàng
Về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, Pháp lệnh hiện hành quy định: Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới
dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được
phép kinh doanh vàng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết: Theo quy định tại hiện
hành, vàng được coi là ngoại hối bao gồm vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà
nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú, vàng dưới dạng
khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp vào và mang ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam.
Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP
về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước được sử dụng
vàng thuộc dự trữ ngoại hối để thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường
vàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung quy định: Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng theo quy định
của Chính phủ.
Đồng thời, nhằm
hướng dẫn đầy đủ nội dung quản lý vàng ngoại hối của Ngân hàng Nhà
nước, dự thảo cũng bổ sung thêm nội dung: Hoạt động kinh doanh vàng trên
tài khoản ở nước ngoài của người cư trú chỉ được thực hiện sau khi được
Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
giấy phép.
Theo Trần Mạnh
Chinhphu.vn