Hiện nay Bộ NN&PTNT đã cấp giấy xác
nhận thực vật biến đổi gien (GMO) có đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức
ăn chăn nuôi cho bốn sản phẩm bắp GMO đầu tiên ở Việt Nam. Sắp tới đây bắp GMO
sẽ được trồng đại trà và bán ra thị trường Việt Nam. Thế nhưng từ nhiều năm nay
Việt Nam đã nhập khẩu bắp, đậu nành GMO từ các nước châu Mỹ. Theo một số nhà
khoa học, vấn đề đặt ra lúc này là tính an toàn của thực phẩm GMO vẫn còn nhiều
tranh cãi ở quy mô toàn cầu và chưa đến hồi kết. Nhiều nước trên thế giới đã có
quy định về bắt buộc dán nhãn GMO, tuy nhiên ở Việt Nam, các cơ quan chức năng
vẫn chưa ban hành quy định dán nhãn và quản lý với loại thực phẩm này.
Nhiều
nước đã quy định việc dán nhãn GMO
PGS Phạm Văn Toản, Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam, cho biết quản lý về dán nhãn thực phẩm GMO hiện nay đã có Nghị
định 38/2012 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An
toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ 11-6-2012. Cụ thể, tổ chức, cá nhân lưu
thông hàng hóa có chứa sinh vật GMO, sản phẩm của sinh vật GMO trên thị trường
với tỉ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định của
pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải thể hiện thông tin liên quan đến sinh vật
GMO trên nhãn hàng hóa.

Nông dân huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) bên
ruộng bắp biến đổi gien sắp thu hoạch. Ảnh: QUANG HUY
Tuy nhiên, theo ông Toản, thông tư liên
tịch hướng dẫn về việc quản lý dán nhãn GMO vẫn chưa ban hành. Hiện Bộ
NN&PTNT cùng Bộ Khoa học và Công nghệ đang soạn thảo. Dự kiến tháng 4-2015
sẽ ban hành nhưng đến nay vẫn chưa xong. Theo đó, việc dán nhãn chỉ áp dụng đối
với thực phẩm bao gói sẵn có thành phần GMO trên 5%, còn đối với thức ăn chăn
nuôi vẫn chưa áp dụng.
GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu
trong lĩnh vực nông nghiệp, cho rằng: “Việc ban hành quy định thực hiện việc
dán nhãn GMO là sự tôn trọng người tiêu dùng (NTD), cũng là quyền lợi họ đáng được
biết. Nhưng hình như các cơ quan quản lý đã bỏ lửng quy định dán nhãn thực phẩm
GMO quá lâu. Trong khi đó, hiện nay đã có nhiều nước trên thế giới quy định về
việc dán nhãn GMO. Các nước Liên minh châu Âu (EU) đã có quy định thành phần thực
phẩm chứa tối thiểu 1% thành phần GMO thì phải ghi nhãn. Quy định của Nhật cũng
giống Việt Nam, yêu cầu dán nhãn GMO chỉ khi hàm lượng thành phần này chiếmtừ
5% trong tổng trọng lượng sản phẩm trở lên. Ở Hàn Quốc, thành phần GMO chiếm 3%
thì phải ghi nhãn”.
Theo GS Xuân, Nga còn ra luật phạt nặng
các doanh nghiệp (DN) không tuân thủ quy định dán nhãn các sản phẩm biến đổi
gien. Ngay như Mỹ, nước sản xuất các loại cây trồng GMO lớn nhất thế giới, trước
sự phản ứng của NTD cũng đã phải có dự thảo quy định dán nhãn GMO trên cơ sở tự
nguyện. Tuy nhiên, mới đây NTD tiếp tục phản ứng mạnh mẽ yêu cầu bắt buộc phải
dán nhãn. Việt Nam cần chuẩn bị tốt và sớm các hành lang pháp lý, tiêu chuẩn kiểm
tra chất lượng để quản lý kiểm tra thực phẩm GMO và bảo vệ quyền lợi NTD.
Truyền
thông cho người tiêu dùng
Đại diện một DN thực phẩm cho rằng việc
quy định dán nhãn GMO là cần thiết. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng đối với các thực
phẩm đóng gói thì vẫn chưa đủ. Hiện nay mỗi năm Việt Nam nhập khẩu hàng triệu tấn
bắp, đậu nành từ Mỹ, Canada, Argentina… Những nước này đều đang trồng bắp, đậu
nành GMO. Dù các DN nhập khẩu chủ yếu khai báo là làm thức ăn chăn nuôi nhưng
không ai đảm bảo lượng hàng này đã đẩy ra thị trường để làm thực phẩm chế biến
hay bán trực tiếp cho NTD. Một phần lớn dạng sữa đậu nành, đậu hũ, bột đậu nành
hay đậu nành nguyên hạt đang bán tràn lan trên thị trường cũng lấy từ nguồn nhập
khẩu do đậu nành sản xuất trong nước không đủ làm đậu hũ.
Vì vậy theo vị đại diện DN trên, các cơ
quan quản lý cần có cơ chế quản lý, kiểm tra chặt xuất xứ nguồn gốc nhập khẩu
các loại nông sản GMO. Đồng thời giám sát việc nhập khẩu, chế biến và đầu ra sản
phẩm đối với nhà nhập khẩu, DN thực phẩm.
GS Võ Tòng Xuân cho rằng xu thế thế giới
cho thấy diện tích cây trồng biến đổi gien đang tăng dần. Việt Nam đang phải nhập
khẩu bắp vì bắp trồng trong nước không đủ làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn
nuôi. Vì vậy cho trồng bắp GMO đầu tiên là hướng đi đúng. Tuy nhiên, cần phải
ghi nhãn mác đầy đủ và tuân thủ đúng theo quy định về tỉ lệ của từng quốc gia.
Theo GS Xuân, song song với quy định dán
nhãn thì cơ quan quản lý cần có chiến dịch truyền thông thông tin về sinh vật
GMO để cho người dân được biết. NTD hiểu rõ về GMO thì họ tự quyết định việc lựa
chọn thực phẩm cho mình.
Tranh
cãi chưa có hồi kết Một luồng ý kiến của các
nhà khoa học cho rằng sinh vật GMO là thành tựu khoa học về giống của thế giới.
Các giống GMO sẽ chịu hạn, chịu mặn, kháng sâu bệnh, năng suất cao gấp đôi giống
truyền thống, đảm bảo an ninh lương thực. Hiện có 28 nước đang cho phép trồng
giống cây GMO, hơn 100 nước vẫn cho phép nhập khẩu thực phẩm GMO. Họ cho rằng
không có bằng chứng khoa học nào chứng minh thực phẩm GMO ảnh hưởng đến sức
khỏe con người. Trái lại, một số nhà khoa
học khác phản đối, cho rằng không nên cho phép trồng và làm thực phẩm cho người
(từ thực phẩm GMO) vì chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định không gây ra
những căn bệnh nguy hiểm cho con người. Nguy cơ phụ thuộc giống cây trồng GMO
của các công ty nước ngoài làm biến mất những giống cây truyền thống có chất
lượng tốt hơn. Hoàn toàn có thể phát triển nghiên cứu lai tạo những giống cây
trồng có năng suất cao bằng giống GMO. Đầu năm 2015, trước tranh
cãi nhiều năm về GMO, Hội đồng châu Âu phải chọn giải pháp cho các quốc gia
thành viên được phép tự quyết về chuyện cây biến đổi gien. Cuối năm 2014, người
dân nhiều bang ở Mỹ đã gửi đơn yêu cầu chính phủ quy định dán nhãn bắt buộc đối
với thực phẩm GMO. Ở Nhật vẫn nhập khẩu đậu nành GMO nhưng cấm trồng trong nước. |
QUANG HUY
Theo
Pháp luật TP.HCM
4,357
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN