Đó là thông tin Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đưa ra bên lề buổi gặp báo chí chiều 26/1.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, giá điện
hiện nay đang dưới giá thành nên việc điều chỉnh giá điện tới đây sẽ là điều
khó tránh khỏi. Hiện EVN đã trình Bộ Công thương 3 phương án điều chỉnh giá điện
và các phương án này đang được Bộ Công thương và các bộ ngành tính toán. Các bộ,
ngành sẽ tính toán để mức tăng giá điện phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh
tế, đảm bảo hỗ trợ người nghèo.
Ông Đỗ Thắng Hải cho biết, Ngân hàng Thế
giới (WB) đã đưa ra khuyến nghị, nếu cứ tiếp tục với giá điện như hiện nay thì
EVN có thể phá sản. Và WB đã đề nghị từ nay đến nửa cuối năm 2016, cần thiết phải
tăng giá bán điện lên mức cao nhất có thể trong khung 10% theo quy định tại Quyết
định 2165 của Chính phủ cho mỗi chu kỳ 6 tháng.
Ông Hải cũng khẳng định, dù có điều chỉnh
giá điện tới đây thì cũng sẽ chưa bù đắp được hết các khoản chi phí tăng lên của
EVN. Nhưng bù đắp cũng không phải là mục đích, mà tăng giá điện là dần đần tiến
tới giá thị trường, đúng chỉ đạo của Thủ tướng. “Tuy nhiên dù giá điện có được
điều chỉnh thì mức giá này sẽ vẫn thấp hơn giá thị trường”, người phát ngôn của
Bộ Công thương nói.
Đồng thời, ông Hải nhấn mạnh tăng giá điện
mới kêu gọi được đầu tư nước ngoài vào, xã hội hóa nguồn điện. “Còn như thế này
không bao giờ nước ngoài vào, khi bán dưới giá thành thì ai đầu tư được đây?”,
ông Hải đặt vấn đề và khẳng định, giá điện của Việt Nam hiện thấp hơn rất nhiều
so với các nước.
Trước đó, ông Phạm Lê Thanh-Tổng giám đốc
của EVN cũng cho biết, EVN đang phải gánh các khoản như lỗ tỉ giá vẫn còn treo
8.800 tỉ đồng, cộng với các chi phí phát sinh từ việc tăng giá than 2 lần, khí,
thuế tài nguyên nước, phí môi trường rừng… Theo thống kê, đến hết năm 2014 gộp
lại các chi phí tăng thêm của EVN bước sang năm 2015 đã lên tới gần 17.000 tỉ đồng,
cần phải tính vào giá điện.
Quỳnh Anh
Theo
baogiaothong.vn
2,819
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN