
Đã có Nghị định 210/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (Hình từ Internet)
Ngày 21/7/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
 |
Nghị định 210/2025/NĐ-CP |
Đã có Nghị định 210/2025/NĐ-CP sửa đổi quy định đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Theo đó, tại Nghị định 210/2025/NĐ-CP thf Chính phủ đã sửa đổi quy định về Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo như sau:
- Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, có từ 02 đến tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở Điều lệ quỹ. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.
- Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Danh mục hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo:
+ Đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Tổng mức đầu tư không quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi nhận đầu tư;
+ Đầu tư các công cụ đầu tư có thể chuyển đổi;
+ Đầu tư quyền mua cổ phần tại doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Giao dịch này không được chuyển nhượng cho các bên thứ ba.
- Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được sử dụng vốn nhàn rỗi từ vốn góp của các nhà đầu tư để gửi tiền có kỳ hạn hoặc mua chứng chỉ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật nhưng phải đảm bảo an toàn vốn. Công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tiền và mua chứng chỉ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đã được Ban đại diện quỹ phê duyệt.
- Toàn bộ số vốn góp và tài sản của các nhà đầu tư tại quỹ phải được hạch toán độc lập với nguồn vốn và tài sản của công ty thực hiện quản lý quỹ. Các nhà đầu tư góp vốn thành lập quỹ tự thỏa thuận về thẩm quyền quyết định danh mục hoạt động đầu tư và nội dung này phải được quy định tại Điều lệ quỹ và hợp đồng với công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có).
Chi tiết 06 nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cụ thể nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
- Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực.
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật.
- Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.
Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xem thêm tại Nghị định 210/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/9/2025.
68
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN